blogqn.wap.sh - Trang tải game, phần mềm ứng dụng và giải trí miễn phí!
BonBa9x.Wap.Sh
Thế Giới Giải Trí Cho Mobile
Cho Bạn Và Cho Tôi

Insane
Truyện ngắn
Sau những giờ lên lớp, chúng tôi cùng nhau đi thư viện. Học một ngôn ngữ thông qua một ngôn ngữ khác mới được học một năm quả thật không dễ. Nếu như ở trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội  hày trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, chúng tôi đã có thể được học tiếng Anh hay tiếng Pháp trực tiếp từ tiếng mẹ đẻ của mình và như vậy quá trình tiếp thu sẽ nhanh và đỡ vất vả hơn. Nhưng nói như thế không có nghĩa là chất lượng học tập của những sinh viên học các ngôn ngữ khác thông qua tiếng Nga lại kém hơn nhưng sinh viên học ngoại ngữ trong nước, bởi hiệu quả quá trình đào tạo lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Cũng may, các giáo viên người Nga ở khoa Ngôn ngữ, ngoài khả năng sư phạm và kiến thức chuyên môn còn là những người rất tâm lý. Họ hiểu nỗi lo lắng của chúng tôi nên giảng dạy rất tận tâm và cẩn thận. Tôi cứ nhớ mãi một lần khi đọc chữ “t” của tiếng Pháp, tôi lại đọc giống như chữ “t” của tiếng Nga, được viết là “m”. Có nghĩa là chúng tôi thường đọc mềm đi chữ “t”. Mỗi lần như vậy cô giáo Svét-la-na lại bảo tôi:
- Lan, em chú ý đọc chứ “t”, đừng thành chữ “ch”!
- Vâng, thưa cô!

 

Tôi đáp lại lời cô giáo mà hai tai cứ nóng rần rật, mặt tôi đỏ phừng lên vì ngượng. Cũng vì phụ âm này mà ngay ngày hôm trước tôi và Nam đã cãi nhau và lúc đó tôi cứ nằng nặc cho là mình đúng nên át Nam để bắt anh phải công nhận theo tôi:
- Em chú ý khi phát âm chữ “t” trong tiếng Pháp nhé. – Nam nhẹ nhàng bảo tôi sau khi nghe tôi đọc xong một bài khóa ngắn.
- Em đực thế là đúng, anh sai thì có. Ê, ê, không biết đọc mà  cũng đòi làm thầy người ta! – Tôi phản ứng ngay lập tức.
- Nếu em cho là mình đúng, ngày mai trong giờ tiếng Pháp, em thử hỏi cô giáo dạy em xem.
- Em không cần hỏi, em biết là em đúng. Em đúng! Anh sai! Anh phải công nhận ngay đi không là em búng cho đỏ tai lên đấy.
Vậy là Nam chịu thua. Mà đâu phải chỉ có một lần như vậy.Nam chững chạc, tự tin nhưng lại rất hiền. Nam hay nhường tôi nên có lẽ vì vậy mà tôi cứ tự cho phép mình lấn lướt anh.

Nam kể cho tôi nghe rằng, ở quê, anh còn mẹ và hai em gái. Mẹ anh làm ruộng và hai em còn đi học. Mẹ anh vất vả quanh năm. Hàng ngày mẹ dậy từ sớm, trước khi mặt trời còn lâu mới mọc. Mẹ mở cửa chuông trâu, dắt trâu ra và cùng với chiếc cày trên vai, mẹ đi ra ruộng. Mẹ không chỉ đảm đang những công việc của người mẹ mà còn phải làm tất cả các việc của người đàn ông trong gia đình. Nhiều lần anh bảo mẹ là việc cày, bừa, mẹ cứ để mặc anh, nhưng mẹ muốn dành thời gian cho anh ngủ thêm một chút bởi ban đêm, anh đã học đến tận khuya. Cứ như vạy, mẹ chưa được một phút nghỉ ngơi. Công việc thật là vất vả, nhưng không vất vả thì làm sao mà nuôi nổi ba đứa con cùng ăn học. Anh mồ côi bố lúc anh mới lên mười tuổi và mẹ anh ở vậy nuôi các con.

Chính vì thế anh càng thương mẹ. Anh nói rằng anh chỉ mong chiến tranh chóng qua đi, anh học xong để sớm được trở về quê hương, đất nước, được ngã vào lòng mẹ như ngày nào anh còn tuổi ấu thơ. Mẹ anh vất vả đã nhiều mà chưa có được một ngày sung sướng. Anh kể về người bố thường kể cho anh nghe những trận đánh thời chống Pháp mà ông tham gia. Cuộc sống của nhân dân Việt Nam và đặc biệt cảu những người bộ đội, dân công… trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thật gian khổ. Bố anh đã cùng đồng đội sống nhiều năm trong rừng sâu, núi thẳm, ăn sắn, ngô thay cơm và nhiều khi không có muối. Bằng tất cả nghị lực, tình yêu nước và lòng dũng cảm, bố anh đã vượt qua được nỗi buồn nhớ, cuộc sống nguy hiểm, vất vả mọi bề trong cuộc đời người chiến sỹ. Trong khi đó cũng có một số người, không chịu nổi, đã đào ngũ, trở về Hà Nội hoặc các thành phố khác…

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bố anh được trở về trong niềm vui vô hạn và tình yêu thương của vợ cin, họ hàng,làng xóm. Tuy nhìn bề ngoài lành lặn, nhưg bố anh phải mang trong mình căn bệnh sốt rét. Bố anh bị bệnh sốt rét vì những năm tháng phải sống trong rừng. Sau khi hai đứa em gái sinh đôi của anh ra đời được ba năm, bệnh sốt rét của bố anh bị nặng thêm và ông đã qua đời.
Giờ đây, mỗi lần nghĩ lại, Nam thấy nhói đau. Anh không thể nào quên được làn da tái mét của bố mình và những cơn đau hành hạ ông cho đến khi ông trút hơi thở cuối cùng. Anh đã nghĩ rằng lúc đó nếu làm bất cứ điều gì để có thể cất được gánh nặng đó cho bố, anh không nề hà, do dự. Sự ra đi vĩnh viễn của bố anh đã để lại trong anh một vết thương lòng.

Khi biết bố tôi còn chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị nóng bỏng, Nam càng thương tôi và nhắc nhở tôi thường xuyên viết thư thăm bố, mẹ và chị gái. Hoàn cảnh gia đình có những nét chung càng gắn bó chúng tôi với nhau hơn.
Những ngày nghỉ học, chúng tôi cùng đọc và trao đổi về một cuốn sách hay, hoặc cùng các bạn tham gia các hoạt động thể thao. Nam thích bóng bàn, còn tôi lại chơi bóng chuyền.

Hồi còn ở nhà, tôi thường cùng các bạn chơi bóng chuyền trên bãi biển Đồ Sơn. Mỗi khi quả bóng bị đập quá đà, rơi xuống nước, tôi nhanh như sóc bơi ra xa để lấy bằng được. Tuy là con gái nhưng tôi cũng như một số bạn nữ cùng lớp hồi học ở trường phổ thông cấp II và cấp III, rất nghịch ngợm. Chúng tôi cũng chơi các trò chọi gà hay đánh khăng chẳng kém gì đám con trai. Học đến lớp bảy rồi mà  chúng tôi chẳng biết ngượng là gì cả. Đi học về, cả con trai và con gái cùng để sách vở, quần áo trên bờ, nhảy tùm xuống nước cùng bơi, cùng đùa nghịch ném cát, té nước vào nhau.

Mỗi lần về muộn, bị mẹ mắng, tôi lại tìm cách chống chế rồi vội vàng làm gì đó cho mẹ tôi vui và quên đi tội nghịch ngợm của tôi. Tôi hay nghĩ nhưng chẳng bao giờ nghĩ ngợi được lâu điều gì cả. Mọi cái chóng đến rồi cũng chóng qua đi. Tôi không để bụng, không nhập tâm lâu những gì khồn đáng nhớ. Có điều gì khúc mắc, tôi muốn được giải quyết ngay để rồi được trở về trạng thái vô tư, sôi nổi vốn có của mình. Nam gần như ngược lại. Anh là một con nhg]ời sống có chiều sâu, giỏi chịu đựng đến khủng khiếp.

Anh sống tình cảm và rất nội tâm. Những gì mà nói ra sẽ mang lại điều buồn hay suy nghĩ cho người thân, bè bạn, anh giữ kín trong lòng, anh tự chịu đựng một mình. Ngược lại khi có niềm vui, anh không ngại ngần, chia sẻ. Anh nói với tôi, có điều gì làm tôi buồn thì hãy cho anh được san sẻ. Nếu khả năng anh có thể giải quyết hay giúp tôi được dù một chút cỏn con, anh sẽ hết lòng. Bên anh, tôi cảm thấy mình được bao bọc, che chở. Anh bao giờ cũng nhận phần khó về mình. Mặc dầu chỉ hơn tôi hai tuổi nhưng anh thật chững chạc. Một lần, tôi hỏi anh:
- Em cứ hay giở thói đành hanh với anh vậy, anh có chán không?
- Nếu em biết mình như vậy thì anh tin em sẽ hạn chế được số lần. Còn anh, anh yêu em cả cái hay lẫn cái chưa hay của em và anh không bao giờ thấy chán.
- Anh có thấy hạnh phúc khi ở bên em không?
- Anh thật sự là người hạnh phúc. Nỗi bất hạnh lớn nhất của anh là nhìn thấy em bất hạnh, vì chúng mình…

Tháng 5 năm 1972, khi tôi chuẩn bị kết thúc năm học thứ nhất, một tin sét đánh đến với tôi sau giờ tan học. Thực ra, gia đình tôi đã giấu bặt tin đau đớn đó. Thông qua Tuấn, em của bạn tôi hồi học cùng phổ thông, một lưu học sinh vừa đến thành phố Lê-nin-grat để học, tôi được biết bố tôi đã anh dũng hy sinh trong một trận đánh tại mặt trận Quảng Trị vào giữa năm 1971.
Từ ngày được sang Liên Xô học tập, tôi đã viết khá nhiều thư cho bố tôi và thỉnh thoảng cũng nhận được thư của bố tôi. Mỗi lần nhận được thư bố, thư mẹ hay thư chị gái, lòng tôi vô cùng sung sướng. Bố tôi rất vui vì kết quả học tập của tôi và thường động viên tôi nhiều. Cũng có lúc tôi băn khoăn tự hỏi sao lâu rồi không nhận được thư bố tôi. Khi tôi nói chuyện cùng Nam, anh lại bảo tôi rằng, chiến trường Miền Nam đang từng ngày từng giờ nóng bỏng vì bom đạn, việc liên lạc quả thật không dễ.

Khi nhận được tin, tôi chết lặng… Những kỷ niệm thời thơ ấu cứ hiển hiện về, và trỗi dậy trong tôi. Thời gian chị em tôi được sum họp với bố mẹ trong tuổi thơ thật là êm đềm nhưng lại mau qua biết bao. Vì yêu chị em tôi, bố mẹ tôi đã không nề quản điều gì. Mệ tôi đã bao thâu đêm suốt sáng, săn sóc tôi từng ly từng tý khi tôi còn nhỏ, dành cả kho tàng tình cảm âu yếm cho tâm hồn non nớt của tôi. Còn về phần bố tôi? Bố tôi luôn luôn tìm phương nghĩ kế để kiếm tiền để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của chị em tôi.

Có lúc tôi nghĩ tới điều đó và tự hỏi làm sao mà báo đền cho được. Tôi nhớ những đêm cả gia đình tôi quây quần quanh bếp lửa chỏ trong khoang thuyền đánh cá, giữa biển khơi, để cùng nướng mực, nướng cá, có lúc là nướng khoai lang…, nhớ những ngày tôi tập chèo thuyền cúng bố tôi. Vì tôi sức còn yếu mà sóng lại to nên tôi muốn cho thuyền đi hướng này, nó lại quay sang hướng khác. Khi mượn được chiếc thuyền máy, bố tôi dạy tôi cách điều khiển tay lái. Thấy tôi nhanh nhẹn, mạnh dạn và hiểu nhanh, bố tôi lấy làm tự hào lắm. Tôi nghe bố tôi nói với mẹ tôi:
- Sau này nếu phải tiếp tục nghề sông biển, chắc cái Lan sẽ vững vàng hơn cái Linh nhiều. Nó nghịch ngợm nhưng lại tỏ vẻ mạnh dạn, cứng cỏi.
- Ông cứ nói gở! con gái thì phải cố mà học để có được công việc đỡ lênh đênh, nguy hiểm hơn chứ. Báu gì cái nghề đánh cá của ông? Ông chẳng từng nói là thích cho các con đi vào những nghề làm điều thiện như nghề y, nghề dạy học đó sao.
- Ừ thì tôi cứ nói vậy. Nhưng suy cho cùng, nghề gì chẳng là nghề, miễn là giỏi, cso tâm và ham mê làm việc. Hơn nữa, nghề đánh cá của tôi là nghề gia truyền, đã ba đời rồi còn gì.

Tôi nghe bố tôi cự lại lời của mẹ tôi nhưng cứ giả vờ như không nghe thấy. Giờ đây, mỗi lần nghĩ lại, tôi thấy bố quả là có lý. Mặc dù việc học hành đã đưa tôi rẽ sang một bước ngoặt khác nhưng tôi thấy dù làm nghề gì, công việc gì, cái cơ bản là nắm chắc tay nghề. Chẳng thế mà ông cha ta vẫn thường bảo một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Quả thật đàn ông bao giờ cũng nhìn xa trông rộng. Tôi còn nhớ, khi tôi đang học ở Liên Xô, trong một bức thư gửi tôi, những lời lẽ của bố tôi chan chưa tình cảm: “…Lan ơi, con có biết không? Khi con chưa yêu bố thì bố đã yêu con rồi, và mẹ con có lẽ còn yêu con hơn nữa. Cả bố mẹ đều yêu con khi con mới chỉ biết yêu bầu sữa mẹ. Bố sẽ mãi yêu con và mong con chóng khôn lớn trưởng thành và cũng mãi mãi yêu bố mẹ. Nhưng bố mẹ chỉ yêu các con khi các con biết yêu mến bổn phận và cố gắng làm tròn bổn phận đó. Muốn có tương lai tốt đẹp và có công việc ổn định, vững vàng, chỉ cần có hai điều là yêu thương và làm việc. Khi con học hành tử tế và làm vui lòng các thầy cô giáo, con sẽ cảm thấy thanh thản, khoan khoái hơn. Mọi tiến bộ đều nhờ ở sự làm việc. Nếu không làm việc, con người chẳng khác gì loài vật, những loài vật lười biếng, vì trên thế gian này vẫn còn những loài vật nêu gương cần cù như con ong, cái kiến…”. Đó là lá thư cuối cùng bố viết cho tôi.





- MỤC KHÁC
giới tính l Phần mềm l Xem bói l girl xinh vn l Game Hot l girl xinh l GIẢI TRÍ l Trà sữa l mẹo vặt l thủ thuật l sms l Cẩm nang l nhạc chuông l Đọc Truyện
Hosting By Xtgem.com
U-ON bonba9x