XtGem Forum catalog
blogqn.wap.sh - Trang tải game, phần mềm ứng dụng và giải trí miễn phí!
BonBa9x.Wap.Sh
Thế Giới Giải Trí Cho Mobile
Cho Bạn Và Cho Tôi
Truyện ngắn
Bất chợt, tôi nhớ về bài “Hoài niệm về ngày khai trường” của A-na-tôn Phơ-răng-xơ, nhà văn Pháp thế kỷ XI. Một bài văn rất hay mà tôi đã từng đọc bằng tiếng Pháp cho các sinh viên lớp của Lâm. Bài văn có nhắc đến cảnh đẹp vườn hoa Luxembourg: “Hàng năm, cứ mỗi độ trời thu xao động và lá úa vàng trên cành cây run rẩy, nhắc lại cho tôi những gì, tôi xin kể cho các bạn nghe. Tôi thấy một cậu bé, tay thọc vào túi, vai đeo cặp, vừa đi học vừa nhảy nhót như một ocn chim. Đã hai mươi lăm năm nay, cũng độ ấy, chưa tới tám giờ, cậu bé đó đã đi qua vườn hoa Luxembourg xinh đẹp để đến lớp học. Lòng cậu hơi buồn, vì là ngày khai trường. Nhưng cậu vội vàng, lưng đeo sách, túi bỏ con quay. Cứ nghĩ đến chuyện gặp lại các bàn bè là cậu thấy như mở cờ trong bụng. Cậu phải kể biết bao nhiêu chuyện, phải nghe biết bao nhiêu điều. Được tái ngộ cùng bạn bè thì vui thú biết bao”.

 

Từ xa, tôi nhìn thấy các ông bà già khoác tay nhau đi trên những lối mòn.
Của công viên trông thật tình tứ. Và kia nữa, những em bé mới chào đời được mấy tháng cũng được đi dạo công viên, trong những chiếc xe đẩy, cùng với những ông bố bà mẹ trẻ. Biết bao trẻ em khác đã biết đi, biêt chạy, vừa nhảy tung tăng trên các bãi cát nhỏ, vừa ném cát vào người bạn…
Tự nhiên, tôi thấy thương bé Ngọc vô hạn. Một ước mơ giản dị được cùng chông con dạo chơi như bao người vợ khác vào ngày nghier lẽ nào tôi chẳng còn bao giờ được thực hiện nữa.
Tôi chẳng còn thấy hứng thú gì để ngắm cảnh như mọi lần nữa, tôi tìm một góc vắng, yên tĩnh để ngồi. Hy vọng thiên nhiên sẽ làm cho lòng tôi phần nào dịu bớt nỗi đau. Mắt đăm đắm nhìn vào khoảng không vô tận và biết bao kỷ niệm của quá khứ cứ hiển hiện về…

*
Ngày ấy cách đây cũng đã lâu lắm rồi, khi tôi còn là một cô bé nhỏ nhắn, tinh ngịch, suốt ngày cùng lũ bạn ném cát, chơi chuyền, chơi chọi gà… trên bãi biển Đồ Sơn.
Cũng như những người bạn cùng thời, cùng tuổi, tuổi thiếu niên của tôi trôi qua trong những năm tháng chiến đấu chống Mỹ ác liệt của nhân dân Việt Nam.

Nhà có hai chị em gái. Chị tôi, tên là Linh, lớn hơn tôi ba tuổi nhưng điềm đạm, nhẹ nhàng, và chín chắn. Tôi là con út, được cả nhà nuông chiều nên hay đành hanh cùng chị Linh tôi. Chiều chiều, chúng tôi thường đi bộ ra bãi biển. Những ngày nghỉ học, chúng tôi theo bố mẹ đi thuyền đánh cá. Ban đêm, trên biển mới thấy cái mênh mông, vĩ đại của thiên nhiên biết nhường nào! Mùa hè khi gió thổi nhẹ, hai chị em tôi ngồi sát mạn thuyền, thả tay mơn man làn nước mát.

Tôi bạo dạn hơn còn thả cả hai chân khua khua theo làn nước. Thỉnh thoảng, bố tôi lại nướng mực, mùi thơm phảng phất bay trong gió. Sau mỗi mẻ lưới được cất lên, chị em tôi lại sung sướng xếp cá vào khoang rồi lại lăn ra nằm cạnh mẹ. Tôi hay sợ ma, sợ bóng tối, lần nào cũng tranh phần nằm ở giữa. Dẫu mới học hết lớp bảy nhưng mẹ tôi thuộc vanh vách Truyện Kiều và rất nhiều truyện cổ tích. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ dừa, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa,v.v…

Tôi còn nhớ năm lên bảy tuổi, tôi vẫn còn được mẹ ru ngủ bằng những câu hát Kiều. Rồi  chẳng hiểu tự lúc nào, tôi nhớ như in những câu chuyện mẹ tôi kể, những vần thơ hay trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Khi mẹ tôi kể đến đoạn Tấm trèo lên cây cau để hái quả xuống cúng giỗ bố, mẹ ghẻ Tấm ở dưới đẵn gốc cau và Tấm đã ngã xuống ao chết đuối, tôi đã khóc.

Giọng mẹ từ từ, nhè  nhẹ kể đoạn Thạch Sanh được phép xử tội Lý Thông, nhưng bằng tấm lòng nhân ái của mình, Thạch Sanh tha bổng cho Lý Thông, kẻ đã âm mưu giết mình. “Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông đến chuyện chém trăn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà tha cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung”. Cũng từ đó, tôi phân biệt điều thiện, điều ác.

Tấm lòng nhân hậu, dịu dàng, bao dung của mẹ đã dần dần đi vào tâm hồn thơ ấu của tôi. Vậy mà khi tôi hieur ra sự đời, muốn đáp đền công ơn bố mẹ tôi – những người đã sinh thành, nuôi dưỡng tôi, thì bố mẹ tôi đã vĩnh viễn đi xa. Chị tôi giống mẹ nhiều hơn, đặc biệt về tính cách. Tôi giống bố tôi, người dong dỏng cao, tính tình hệt bố, chỉ còn may được thừa hưởng ở mẹ tôi khuôn mặt trái xoan và các đường nét. Bố tôi là một người đàn ông cương nghị, thẳng thắn nhưng gàn. Một con người đầy cá tính, bướng bỉnh và nóng.

Hai năm sau khi đế quốc Mỹ leo thang ra bắn phá miền Bắc, bố tôi đã nhập ngũ, theo tiếng gọi của chiến trường miền Nam nóng bỏng. Sau ngày bố tôi đi xa, cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt, chúng tôi chẳng còn có dịp được theo thuyền đánh cá ban đêm, được dạo chơi trên bãi biển mỗi chiều, mỗi tối. Sau những giờ học ở trường, chị em tôi cùng bạn bè ở khối phố Đồ Sơn tham gia trực chiến. Con gái miền biển mà tôi cứ nước da trắng hồng. Mặc cho công việc vất vả của xóm chài, mặc cho lửa đạn chiến tranh, tôi sống vô tư, sôi nổi cùng trang lứ tuổi 17.
Từ ngày thi xong tốt nghiệp phổ thông và đỗ vào trường Sư phạm 10+3 của tỉnh, chị tôi sống nội trú tại trường, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Mọi việc ở nhà, tôi phải cáng đáng hết vì mẹ tôi phải lo kiếm tiền nuôi cả nhà. Thỉnh thoảng, mẹ tôi lại dúi nhẹ ngón tay trỏ vào trán tôi nói:
- Này con Linh là nó hiền đấy nhé, chứ phải tôi, mỗi lần cô đành hanh là tôi đánh cho rõ đau rồi.

Tôi biết mẹ tôi nói vậy là mắng yêu thôi chứ thực tình mẹ yêu cả hai chị em tôi lắm và mẹ rất ui vì kết quả học tập ở trường của tôi. Tôi học giỏi đều các môn và thích cả văn lẫn toán. Có lần ngồi nói chuyện cùng mẹ về nghề nghiệp tương lai, tôi nói rằng tôi thích sau khi tốt nghiệp phổ thông, thi vào trường Đại học Hàng hải để trở thành thủy thủ, cuộc sống lênh đênh mạn tàu. Mẹ tôi từ ngày lấy chồng, gắn bó với biển, yêu biển vô cùng. Nhưng được chứng kiến tận mắt những nguy hiểm có thể đến với những người làm những nghề liên quan đến biển, mẹ tôi hoàn toàn không muốn con gái lại tiếp tục theo nghề sông biển.
- Ngày bố con còn ở nhà, mỗi lần ngồi nói chuyện về tương lai nghề nghiệp của các con, bố con chỉ ao ước các con sau này theo đuổi nghề y hay nghề dạy học. Chị Linh con đã vào trường sư phạm rồi. Để thỏa mãn nguyện vọng của bố, con nên thi vào trường Đại học Y xem sao – Mẹ tôi thủ thỉ.
- Ôi! Con sợ thấy máu lắm mẹ ơi! Hơn nữa, ban đêm trong bệnh viện nhỡ có người chết thì con biết trốn vào đâu.

Mẹ không thấy là con sợ ma, bóng đêm đến mức nào ư? Hay là con thi vào trường Đại học Tổng hợp, khoa Văn, cô Nga dạy văn lớp con vẫn khuyên con như vậy. Cô ấy nói rằng, nếu con không đi vào nghề văn thì thật tiếc.
- Con phải biết mình con ạ. Con là một đứa con gái mạnh dạn, bề ngoài tỏ ra cứng rắn nhưng bên trong lại hết sức mềm yếu. Tính con lại mơ mộng, lãng mạn. Mẹ sợ nghiệp văn sẽ mang lại cho con điều đau khổ. Mẹ thấy sợ…
Giờ đây, mỗi lần nghĩ lại lời nói năm nào của mẹ, lòng tôi không khỏi thổn thức. Mẹ tôi tuy ít học nhưng lại là một người phụ nữ mẫn cảm đến kỳ lạ. Mẹ hiểu thấu tâm can của từng đứa con. Mẹ đã từng cho tôi những lời khuyên bổ ích và chí tình. Vậy mà tôi đã bỏ qua những lời khuyên ấy. Tôi đã nghĩ rằng tôi quyết định đúng và làm theo tiếng gọi của trái tim. Chuyện riêng tư của tôi đã làm cho mẹ tôi hao mòn sức lực. Đã bao lần, tôi thầm nhủ: “Mẹ ơi, mẹ hãy tha lỗi cho con, đứa con hư của mẹ. Chắc mẹ đã cạn hết nước mắt vì cuộc đời con. Giờ đây con ân hận biết chừng nào!”.

*

Năm 1970, sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp III và thi vào đại học, tôi được chọn đi học tại Liên Xô. Niềm vui khôn xiết. Bố tôi ở chiến trường xa xôi, nóng bỏng, nơi bom đạn khôn ngừng rơi, nếu biết được tin này chắc sẽ mừng lắm. Ra đi, tôi nhớ gia đình, bạn bè, quê hương lắm nhất là lúc đất nước đang trong lửa đạn chiến tranh. Mặc dù có họ hàng, làng xóm bên cạnh, mẹ tôi vẫn tháng ngày lẻ loi, đơn chiếc. Nghĩ tới đó, lòng tôi quặn nhớ. Cũng may chị Linh tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm 10+3 và được phân về dạy gần nhà.
Những ngày đầu tiên trên đất nước bạn, tôi đã khóc rất nhiều. Ở Liên Xô, tôi được học về ngôn ngữ tại trường Đại học Tổng hợp Lê-nen-grat.

Lê-nen-grat không những là thủ đô văn hóa mà còn là một thành phố đẹp, thơ mộng. Thành phố này được coi như cửa sổ của nước Nga, mở ra các nước Châu Âu. Rất nhiều kiến trúc sư nước ngoài đã thiết kế ở đây những tòa nhà kiểu kiến trúc ba-rốc hay cổ điển. Nhiều người nói rằng kiến trúc của thành phố Lê-nin-grat rất giống kiến trúc của thành phố Pa-ri – thủ đô nước Pháp, một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Từ năm 1741 đến năm 1762, trong vòng hai mươic năm dưới thời Nữ hoàng Ê-le-da-bét Đệ Nhất, con gái Pi-ốt Đại đế, nhà kiến trúc sư người Ý Ra-stre-li đã xây dựng ở đây nhiều lâu đài theo kiểu rô-cô-cô nổi tiếng, trong đó có Cung điện Mùa Đông.
Trước đây, dưới thời Nga hoàng, thành phố này có tên là Xanh Pê-téc-bua, là thủ đô của đất nước. Năm 1918, Lê-nin đã quyết định chọn Ma-xcơ-va là thủ đô của Liên Xô và năm 1924, sau khi Lê-nin mất, Xanh Pê-téc-bua được đổi tên thành Lê-nin-grat để tưởng nhớ tới Lê-nin, người đã có công sáng lập ra Liên Xô vĩ đại.
Tháng 9 năm 1991, Lê-nin-grat lại trở về với tên cũ Xanh Pê-téc-bua, là thành phố quan trọng thứ hai của nước Nga, sau Ma-xcơ-va. Thành phố có 2.500.000 dân.

Thành phố Xanh Pê-téc-bua nằm gần vùng đông bằng châu thổ sông Nê-va, trải dài trên một vùng gồm nhiều đảo, phía đông biển Ban-tích. Ngày nay, thành phố này là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất nước Nga. Vua Pi-ốt Đại đế đã thành lập Viện Hàn lâm khoa học ở đây vào năm 1725 (năm 1934, viện chuyển về Ma-xcơ-va). Trường Đại học Tổng hợp nơi đây được thành lập từ năm 1819. Tại thành phố này còn nhiều bảo tàng và thư viện.
Năm đầu tiên, chúng tôi được học tiếng Nga. Tất cả sinh viên vào học khoa Ngôn ngữ đều phải bắt đầu bằng tiếng Nga. Những ngày đầu, tôi thấy lo bởi cũng như nhiều sinh viên Việt Nam khác, ba năm học phổ thông cấp III, chúng tôi có được học ngoại ngữ nhưng vì chiến tranh nên những giờ học tiếng Trung Quốc hay tiếng Nga chúng tôi chỉ coi là cưỡi ngựa xem hoa.

Ở trường cấp III, tôi được làm quen với tiếng Trung Quốc. Nhưng tiếng Trung Quốc với tiếng Nga là hai hệ ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt. Những ngày đầu tiên học tiếng Nga, chúng tôi phải bò ra để học phát âm. Giáo viên của chúng tôi toàn là người Nga vì vậy chúng tôi phải căng tai ra nghe nhưng cũng chỉ như “vịt nghe sấm”. Chưa bao giờ tôi cảm thấy bi quan và lo lắng trong học tập như thời kỳ đó. Nhưng rồi thời gian, sự cố gắng, chịu khó của bản thân cùng với sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo, của bạn bè, tôi đã vượt qua được giai đoạn phát âm khó khăn. Thường các bạn sinh viên năm thứ hai đến giúp chúng tôi sửa các lỗi trong khi đọc.

Ban đầu do mải học và còn ngại ngần, tôi đã không để ý, nhưng dần dần, sự quan tâm, nhiệt tình của Nam, một sinh viên năm thứ hai đang học khoa tiếng Pháp, đã làm tôi không thể thờ ơ Nam được nữa… Nam không cao to, người tầm thước, nhưng đẹp trai kiểu thư sinh. Đôi mắt sáng, thông minh nhưng buồn. Khi biết Nam là người Kiến An, tôi càng có cảm tình.

Sau những giờ học, Nam lại đến bên tôi, giúp tôi học tiếng Nga. Nam là một trong những sinh viên ưu tú của khoa tiếng Pháp cả về phương diện học tập lẫn công tác đoàn thanh niên khối lưu học sinh Việt Nam tại thành phố Lê-nin-grat. Ở khối năm thứ nhất, tôi cũng được các bạn tín nhiệm bầu vào ban chấp hành chi đoàn. Nhờ có sự động viên của Nam, tôi đã mạnh dạn dần lên trong học tập và công tác. Tôi đã vượt qua được kỳ thi sát hạch tiếng Nga và được chuyển sang khoa Ngôn ngữ, học bộ môn tiếng Pháp. Có lẽ người mừng nhất là Nam. Còn tôi, lúc đó lại thấy có phần nào nuối tiếc vì không được học tiếng Anh như một số bạn cùng khóa. Những lúc bên nhau, chúng tôi cùng kể cho nhau nghe về gia đình, bè bạn, về những ngôi trường cũ nơi chúng tôi đã từng học tập, về những trận đánh bom ác liệt của Mỹ xuống quê hương thân yêu. Cũng như những sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài những năm đó, Nam và tôi hăm hở, nhiệt tình tham gia vào các phong trào ủng hộ cuộc khàng chiến của nhân dân Việt Nam và phản đối cuộc chiến tranh chủ nghĩa của đế quốc Mỹ.

Thành phố Lê-nin-grat hướng ra sông Nê-va và biển Trắng bằng một loạt hệ thống kênh đào vì thế trông thật nên thơ. Những ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi cùng tham quan viện bảo tàng E-mi-ta-gio, một trong những bảo tàng quan trọng trên thế giới, gồm sáu tòa nhà lộng lẫy nhìn ra phía sông Nê-va. Bảo tàng này có tới không dưới ba triệu đồ vật, tranh ảnh… Có lúc chúng tôi tới tham quan tu viện A-lếc-xan-đơ-rơ Nép-xky hay pháo đài Pi-ốt và Pôn, Bộ Tư lệnh Hải quân, nhà thờ Xanh I-sắc, nhà thờ Đức Bà Ka-dan hay khu thương mại của thành phố… Tôi nhớ không quên những ngày sương mù bao phủ cả thành phố Lê-nin-grat, những bức tượng đồng chiến mã, lá hoa rực rỡ của các công viên khi mùa hè hay mùa thu đến, nhớ những phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử… Những buổi chiều thu mát mẻ hay những ngày cuối xuân, khi những tia nắng ấm làm tan đi cái giá lạnh của mùa đông, tôi và Nam lại tay trong tay dạo chơi và nói cho nhau nghe chuyện lớp, chuyện trường, chuyện bè bạn. Rồi tình yêu đến với chúng tôi tự bao giờ cũng không biết nữa. Chỉ biết rằng chúng tôi yêu nhau say đắm, yêu tha thiết và mối tính đầu nồng thắm.

 





- MỤC KHÁC
giới tính l Phần mềm l Xem bói l girl xinh vn l Game Hot l girl xinh l GIẢI TRÍ l Trà sữa l mẹo vặt l thủ thuật l sms l Cẩm nang l nhạc chuông l Đọc Truyện
Hosting By Xtgem.com
U-ON bonba9x