Polly po-cket
blogqn.wap.sh - Trang tải game, phần mềm ứng dụng và giải trí miễn phí!
BonBa9x.Wap.Sh
Thế Giới Giải Trí Cho Mobile
Cho Bạn Và Cho Tôi
Truyện ngắn
Công đoàn cũng vào việc: khẩn trương viết giấy thông báo tình hình sức khoẻ của người ốm dán trên bảng tin và bố trí cắt đặt người, thay nhau trực bên anh trong bệnh viện. Thậm chí, có người còn tìm gặp trực tiếp thư ký công đoàn bộ phận, bức xúc cật vấn: "Tại sao không có tên tôi trong danh sách trực ở bệnh viện?!". Thế mới biết làm người sướng thật! Về điểm này, tôi đã gặp may hơn cả đức "Thiên bồng nguyên suý". Tôi thầm cảm ơn Trời vì Người đã cho tôi được đầu thai vào giống người.
Mọi người trong vụ kháo nhau: "Biết ngay mà, từ hôm ấy đến giờ, bà ấy mới bén mảng vào viện được đúng một lần. Tệ quá!". "Thói đời xưa nay vẫn thế, các ông các bà còn lạ gì!". Họ đang nói về chị Yên. Hình như là thế. Lòng buồn bực, bức bối, tôi xộc thẳng vào phòng tổng hợp. Thấy chị đang loay hoay bên đống tài liệu, tôi tiến lại.
- Chị bận lắm sao?! - Tôi hỏi hơi xẵng và cảm thấy máu cà khịa đang lăn tăn sôi trong huyết quản.
- Chết tiệt! Tài liệu hội thảo lần này nhiều thấy mồ! - Chị trả lời cắm cảu, tay vẫn không ngừng thoăn thoắt phân trang cho các tập tài liệu. Mấy sợi tóc xoã xuống, bết bệt vào cái trán hơi dô, mồ hôi đang rịn ra lấm tấm - Tình hình anh Cát thế nào rồi?
-  Vẫn thế ... mà sao chị không vào ngó ngàng anh ấy lấy một chút? - Tôi nói, mặt nhăn nhó khó chịu.
- Có người trực rồi, vào thì giúp gì được? - Chị thản nhiên, đi lại phía bàn, cầm lên một tập phong bì, đưa cho tôi - Chú chuyển đi ngay cho tôi những cái giấy mời này. Chạy quàng lên!

Vậy là, đối với chị, vẫn có cái gì đấy như là kỵ vía, kỵ dơ, máu cà khịa của tôi chỉ dừng ở mức lăn tăn chứ không sao sôi bùng lên được. Tôi ấm ức cầm tập giấy mời đi ra, chứ tuyệt nhiên không dám "xuống lưỡi", cho chị vài chiêu cho bõ tức, cho hả cái bức xúc cao quý đang đầy ứ trong người.
Bốn ngày trôi qua, anh Cát đã tỉnh lại và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm chạp. Người ta lại kéo đến viện: lại phong bì, lại quà; rồi chúc mừng, rồi cười, rồi nói, rồi tranh nhau bày tỏ cái tâm trạng lo lắng của mình trong mấy ngày vừa qua ... Thậm chí có người cao hứng còn báo cáo cả công việc. Đấy là cố tật đáng yêu và vô hại của những công chức mà sự mẫn cán đã được định hướng một cách kỹ lưỡng.
Thế rồi cái gì đến vẫn phải đến. Nửa tháng sau, bệnh viện chính thức thông báo cho gia đình và cơ quan: "Bệnh của ông Cát đã vào giai đoạn cuối, cuộc sống của ông chỉ còn tính theo tháng ...". Từ hôm đó, anh Cát có nhiều thời gian tĩnh dưỡng hơn bởi ít phải tiếp khách đến thăm hơn.

Sự kiện ấy khiến mọi người trong cơ quan nghĩ ngợi nhiều hơn. Người ta tiến hành các cuộc chiêm nghiệm nhanh, người ta mau chóng rút ra các bài học, rồi ân cần rót vào tai nhau những kết luận kiêm lời khuyên: "Cuộc đời thực ra cũng ngắn lắm, cố mà sống cho nó vui vẻ!"; "Đấu đá, vật vã, tranh cướp làm cái gì, cuộc đời rốt cuộc có khác gì một giấc mơ!". "Vua Ngô, rốt cuộc, lại ngồi chén anh chén chú với Chúa Chổm ở dưới âm phủ!". "Ai mà nói trước được điều gì? Có gì vui vẻ thì ới nhau một cái nhá!"; "Giá trị của một con người, nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng vẫn là cái tâm!" ...
Rồi sau đó, những câu chuyện bàn tán về tình trạng của anh dường như cũng lắng xuống. Trên bảng tin của cơ quan không thấy dán bảng phân công trực viện nữa. Không còn thấy cái cảnh mọi người ầm ĩ hò nhau vào viện như trước.
- Vào xem ông Cát thế nào đi! - Cậu Quỳnh rủ cậu Thắng - chắc ông ấy buồn lắm.
- Tiếc quá, tôi còn phải làm cho xong cái công văn phúc đáp cho Quảng Bình. Thôi, ông cứ đi đi. Lần sau nhé.
- ...

Có chăng, thỉnh thoảng, chỉ thấy vài ba người lặng lẽ đi lẻ. Mấy người đó vẫn hỏi nhau những tin tức về anh nhưng chỉ nói nhỏ, gần như thì thầm. Cái bà Yên trái tính trái nết cũng nằm trong số ít người đó.
- Tình hình ông ấy thế nào rồi? - anh Thu, người đang rình đủ  55 tuổi để về hưu sớm, thì thầm với chị Yên.
- Cũng khá hơn rồi - Chị Yên trả lời - Bệnh viện nói sẽ theo dõi tiếp vài ba hôm nữa, nếu không có gì đặc biệt sẽ cho về điều trị ngoại trú ở nhà.
- Lần sau, nếu đi, chị gọi tôi với nhé!
- ...

Do tình hình anh Cát không thể tiếp tục làm việc được nữa nên cần phải kịp thời có một vụ trưởng mới để tiếp tục điều hành công việc trong vụ. Một trong các ông vụ phó lên thay là cái chắc. Vậy thì sẽ khuyết một chân vụ phó! Không khí trong vụ như lắng xuống. Những người rỗi việc bắt đầu kín đáo đoán già đoán non, đưa ra các giả định này kia kia nọ. Số còn lại, nghiêm túc hơn, thì trở nên ít nói, mà có nói thì cũng dè dặt lắm, mà cũng chỉ là công việc. Người ta kín đáo quan sát nhau, nghiên cứu nhau, thậm chí để ý đến cả những hành vi sinh hoạt bình thường nhất như ông Đ đã đến quỹ tiết kiệm và lúc ra, tay xách một chiếc túi căng phồng những gì là gì. Hình như một lời chào ngoài hành lang, một cử chỉ ân cần, một cái nhìn trìu mến, một cuộc thăm viếng hồn nhiên nào đó của bất cứ ai cũng đều trở nên rất nghiêm trọng và đáng ngờ lắm. Thế thì sống làm chó gì cho nó mệt - tôi bức bối, cáu kỉnh thầm nghĩ - hàng mấy tuần nay, tịnh chưa được nghe lấy một câu chuyện tiếu lâm nào, buồn héo cả người! Mà ngay cả cái bà chị còn "trên cả điện giật" kia nữa; Sao lại cũng không giống như trước nữa? Sao độ này đôi mắt cứ quầng trũng xuống thế kia, lại chẳng thèm uốn nắn ai nữa? Sao lại rất hay đi muộn về sớm và lúc nào cũng cứ tất tất tưởi tưởi như bị quỷ xua, ma ám vậy?

Người ta vẫn bảo phàm bất cứ việc gì của cơ quan, khi đến giờ tan sở hãy cố gắng để nó lại phía bên trong cửa phòng làm việc, chớ có đem về nhà mà làm hỏng hết không khí gia đình. Nói thì dễ, thực thì đâu có vậy! Tôi thấy buồn, buồn quá, bỏ cơm chiều ở nhà, lên một chiếc xe buýt, rủ mấy đứa bạn đi uống rượu.
Một giờ sáng. Tôi là người cuối cùng ra khỏi quán rượu, sau khi nghe lời nhắc nhở lịch sự của một nhân viên nhà hàng xinh đẹp. Tôi lững thững bước dọc theo vỉa hè một con phố mới mở. Những đợt gió về đêm mang theo cái lạnh của phương bắc, cuốn theo những lớp bụi mỏng cùng mùi vôi, mùi sơn mới phả vào mặt, xộc vào mũi, hăng đến chảy cả nước mũi. Rẽ thêm hai ngã tư nữa, qua nhà anh Cát. Theo thói quen, tôi ngẩng đầu lên: Cửa sổ vẫn còn sáng đèn. Thế là, chẳng nghĩ ngợi gì, tôi rẽ vào như một cái máy. Thì ra đó là ánh đèn hắt ra từ bàn học của cậu con trai anh.
- Ô, chú! - Thằng bé tròn mắt, ngạc nhiên chào tôi.
- Vẫn còn học à? Bố cháu thế nào rồi?
- Cũng vẫn thế chú ạ - Nó rầu rầu trả lời
- Chú vào buồng bố cháu một lát có được không?

Thằng bé ngước nhìn tôi, có vẻ lưỡng lự.
-  Nếu bố cháu đang ngủ, chú chỉ nhìn thôi!
Rồi, chẳng đợi ý kiến của cậu bé, tôi tiến thẳng vào căn buồng nơi anh nằm.
Trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ, tôi nhận ra anh đang nằm yên, hai mắt nhắm nghiền, má và hai hốc mắt lõm xuống khiến khuôn mặt, trước đây vốn đầy đặn là thế, trở nên hốc hác và xám ngắt đến não lòng. Chẳng hiểu anh có ngủ được không. Mà thật lạ, trời đang lạnh thế mà sao lại chỉ đắp cho anh có cái vỏ chăn. Cũng may, tôi thấy phía dưới gầm giường có một lò than đang hồng. Cùng lúc ấy, tôi nhận ra ở góc buồng bên trái, sát cửa ra vào còn có một cái giường một nữa ... một người phụ nữ đang nằm, dáng vẻ mệt mỏi, chẳng có chăn chiếu gì cả, hình như cũng vừa thiếp đi. Nhìn kỹ: Chị Yên! Tôi vội đưa tay lên bịt miệng mình. Thằng bé thấy vậy liền kéo tôi ra ngoài, khẽ khàng kéo cánh cửa buồng lại, thì thào:

- Cô Yên đấy chú ạ!
- Đêm nào cũng vậy à?
- Vâng, từ hôm bệnh viện trả bố cháu về. Cháu bảo thế nào, cô ấy cũng không nghe. Cô ấy không cho anh em cháu làm cái gì cả. Đụng vào việc gì cũng bị cô ấy mắng; Cô ấy bảo hai đứa phải tập trung vào học, cháu phải thi bằng được vào đại học, còn em cháu phải thi đỗ vào một trường cấp ba tốt.
- Vậy thì cô ấy đúng rồi! Thế nhưng tại sao không đắp cho bố cháu cái chăn dày dày một chút ... mà cả cô Yên nữa, ai bắt mà phải ngủ không chăn như thế?!

- Bố cháu bây giờ yếu lắm rồi, đi tiểu cũng thường không tự chủ được nữa, chăn bị ướt hết, không kịp khô. Cô Yên đốt cái lò than để ở dưới gầm giường bố cháu ấy, cũng đủ ấm chú ạ.
- Nhưng còn cô Yên ...?
- Cô ấy cố tình không đắp chăn đấy!
- Sao lại thế?
- Cô ấy không nói, nhưng cháu biết đấy: Lò than ấy là cũng tạm đủ ấm cho hai người. Cô ấy cố tình không đắp chăn là để khi nào than đã kém ấm, lạnh người thì không ngủ được và lúc ấy sẽ biết mà dậy tiếp thêm than vào cho bố cháu khỏi lạnh.

Tôi ngẩn người.
Thì ra, có những việc chúng ta bỏ nhiều công ra nghĩ, hí hửng tưởng là hay ho, to tát, nhưng thực ra chỉ giải quyết được khâu óng ánh; Thứ óng ánh tồn tại ký sinh vào một nguồn sáng bên ngoài, nhiều khi cũng vui mắt, nhưng ... cũng chỉ thế thôi. Chị Yên của tôi vốn là người thô vụng, ý thành, nghĩ bằng quả tim, nên mới có được cái sáng kiến bất hủ ấy.  

Tháng 5 năm 2005  

Chú thích:
[1] Kinh Thánh.Tân ước. Giăng. Người đàn bà ngoại tình.





- MỤC KHÁC
giới tính l Phần mềm l Xem bói l girl xinh vn l Game Hot l girl xinh l GIẢI TRÍ l Trà sữa l mẹo vặt l thủ thuật l sms l Cẩm nang l nhạc chuông l Đọc Truyện
Hosting By Xtgem.com
U-ON bonba9x