blogqn.wap.sh - Trang tải game, phần mềm ứng dụng và giải trí miễn phí!
BonBa9x.Wap.Sh
Thế Giới Giải Trí Cho Mobile
Cho Bạn Và Cho Tôi

XtGem Forum catalog
Truyện thuật sống

34- Khoảnh khắc chỉ muốn thành công và có lợi ngay

Càng là người chỉ muốn thành công và có lợi ngay càng không dễ dàng thành công và có lợi. Không có ai bất chấp liêm sỉ, bán rẻ linh hồn lại có thể có được niềm vui sướng chân chính. 
Chúng ta sống lâu muôn tuổi trong thời gian cảm giác.
Chỉ muốn thành công và có lợi ngay, điều đó có nghĩa là bức bách theo đuổi hiệu ứng ngắn ngủi mà không quan tâm đến ảnh hưởng lâu dài, theo đuổi lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến đạo lý căn bản.
Nếu như bạn là người chỉ muốn thành công và có lợi ngay, chắc chắn tầm nhìn sẽ ngắn, đeo kính cận nhìn theo thành công và lợi lộc. Chỉ nhìn thấy tình huống trước mắt, chỉ nhìn thấy phúc họa lành dữ bề ngoài, chỉ nhìn thấy giàu nghèo được mất tạm thời. Ðau đầu thì chữa đầu, đau chân thì chữa chân là phương thức hành vi nhất quán của bạn. Ðể chữa khỏi đầu mà không quan tâm đến chân, để chữa khỏi chân lại có thể không quan tâm đến đầu. Ðể thoát khỏi cảnh khó khăn, bạn có thể bất chấp lợi ích tương lai, để mong được cái sảng khoái nhất thời, bạn lại lấy cái đau khổ lâu dài làm giá phải trả, để thoát khỏi cảnh nghèo khó tạm thời, bạn có thể phải trả cái giá của nhân cách.

Nếu như bạn chỉ muốn thành công và có lợi ngay, chắc chắn tâm tình hẹp hòi, không có chí lớn trong lòng. Luôn là mù quáng chạy theo thế tục, đầu mọc trên cổ người khác, người ta nói quân nhân là mốt thì bạn tìm cách mặc lên bộ quân phục. Người ta nói văn bằng quan trọng thì bạn lập tức đi chạy văn bằng. Người khác nói xuống biển kiếm tiền, thì bạn giống như con kiến nằm trên chảo nóng, lập tức cắm đầu đi xuống biển.
Bạn căn bản bất chấp việc người phải làm gì để nên người. Nào là nhân cách và đức hạnh ư, nào là ranh giới cuộc đời ư, nào là giữ phẩm hạnh, linh hồn ư, tốt đẹp ư, đối với bạn đều không đáng một xu. Bạn tưởng là người ta sinh ra ở đời, chỉ có ăn ngon mặc đẹp, chơi nhiều vui nhiều mới sẽ là tốt đẹp, mới là hiện thực, mới chính là giá trị. Thế là để đạt được ăn mặc vui chơi đều tốt, bạn có thể không từ mọi thủ đoạn, bất chấp liêm sỉ, bán rẻ linh hồn.
Song, sự việc trên đời này cũng thật kỳ lạ, càng là người chỉ muốn thành công và có lợi ngay càng không dễ gì đạt được thành công và lợi lộc, không có một ai bất chấp liêm sỉ, bán rẻ linh hồn lại có thể nhận được niềm vui sướng chân chính.
Bất kể người chỉ muốn thành công và có lợi ngay như thế nào vẫn luôn trố đôi mắt của ?kẻ tham không biết chán? để chằm chằm nhìn vào hai chữ danh lợi. Nhưng danh lợi đối với bạn giống như một nhà triết học phương Tây đã từng nêu ra một ví dụ, nó giống như một miếng thịt treo ở phía trước càng xe đối với người đánh xe. Người đánh xe luôn muốn tóm lấy miếng thịt đó, nhưng vẫn tóm không được. Bất kể bạn kéo chiếc xe nhanh đến bao nhiêu, miếng thịt kia trước sau đều ở phía trước càng xe của bạn, trước sau đều không tóm được vào tay bạn. Bạn suốt ngày vắt óc, luôn luôn chờ dịp đầu cơ trục lợi, mà còn vội vàng tất tưởi, mồ hôi nhễ nhại, khổ sở đến cuối cùng vẫn chẳng có một cái gì. Bạn vẫn là công không thành, danh không toại, lợi lộc cũng không.
Nói chung người chỉ muốn thành công và có lợi ngay, tuy so với người mơ ước viển vông nói ở trước có đường đi đặc biệt, nhưng đều gặp nhau. Gặp nhau ở hai điểm, một là mọi việc không thành, hai là không có hạnh phúc đáng nói, chỉ uổng công bận rộn một phen. Người muốn thành công và có lợi ngay không thể có thành tựu gì về sự nghiệp, bởi vì bạn vốn đã không có theo đuổi lâu dài gì, không có chí hướng đạt thành tựu sự nghiệp gì, toàn bộ sức lực của bạn, toàn bộ thời gian và toàn bộ sinh mệnh đều vô hình tiêu tán trong hành vi ngắn ngủi của bạn, tiêu tán trong việc làm phù phiếm nông cạn. Bạn có thể được lợi nhất thời, nhưng bạn phải trả ra quá nhiều, cái được cuối cùng chẳng bõ bèn gì. Hơn thế, bạn sống quá vất vả, cho nên bạn không có được niềm vui và hạnh phúc chân chính.
Chẳng lẽ niềm vui và hạnh phúc trước tiên không phải là một vẻ đẹp của tâm linh và bình yên của linh hồn chăng?
- Tất cả những người chỉ muốn thành công và có lợi ngay, bất kể là sự nôn nóng của lớp trẻ, cấp tiến của lớp trung niên và cấp bách của người già không có ai không như thế: không thành công, không có lợi lộc, không hạnh phúc.
Từ đó ta thấy, đức thánh Khổng nói chẳng sai: "Dục tốc bất đạt".

Vì sao phải chỉ muốn thành công và có lợi ngay?
Tâm lý bức bách sản sinh đối với thành công và lợi lộc, xét đến cùng không có đạo lý cơ bản thông tới sinh mệnh. Bạn cho rằng việc lớn nhất trong đời người là vớt vát danh vọng và kiếm tiền, hạnh phúc đời người cao nhất chính là có danh tiếng và tiền tài. Nhưng lại không biết rằng chúng ta đến với đời, thân thể của bản thân chúng ta không nên bị lòng mình nô dịch, lòng chúng ta cũng không nên luôn luôn nô dịch thân thể của bản thân mình. Lòng mình luôn trói buộc thân mình, thì lòng dạ đó cũng quá hẹp hòi. Ðứng trước danh lợi nên siêu thoát một chút, đạm bạc một chút thì đã không tự do tự tại trên trời cao biển rộng đó sao? Nhận được thể xác và tinh thần tự do lành mạnh, phát huy đầy đủ sức mạnh cao nhất trong lòng chúng ta, biểu hiện rõ ràng tính cách bẩm sinh tốt đẹp nhất của chúng ta, đây chẳng lẽ không phải là sự việc quan trọng nhất trong đời chúng ta sao?
Giả sử chúng ta có thể thoát khỏi sự cám dỗ của danh lợi trước mắt, hãy để cho linh hồn của chúng ta yên bình, tinh thần thoải mái, cùng với thần tính nội tại của loài người - thần tính vĩnh viễn không chết, vĩnh viễn không bệnh tật, vĩnh viễn không phạm tội giữ được hài hòa, thế thì đáng được hiệu suất sinh mệnh vĩ đại biết mấy! Thế thì đáng được hạnh phúc đời người cao cả biết mấy! Nhiều vĩ nhân đã từng mãnh liệt hướng về như thế, chẳng lẽ bạn lại không hướng về điều đó chăng?
Mark Twain có một câu nổi tiếng:
"Hãy để chúng ta nhận sự cám dỗ,
Hãy để chúng ta không nhận sự cám dỗ".
Tự do lành mạnh của thể xác và tinh thần phải là sự cám dỗ cao nhất của đời người, nó là cái cần có của bản thân chúng ta, giây lát cũng không thể xa rời, chúng ta có thể nhận cám dỗ để có được nó. Công danh lợi lộc vốn không thuộc về những cái của bản thân chúng ta, nó vừa không ở trong lòng chúng ta, cũng không ở trong thể xác của chúng ta. Có nó và không có nó đối với sự tồn tại thể xác và tinh thần của chúng ta thật ra không phát sinh ảnh hưởng tất nhiên trực tiếp. Cần gì phải trả giá của nhân cách để vội vàng giành lấy?
Ðiều này của bạn chẳng phải là luận điệu cũ rích của cái gọi là quân tử biết nghĩa, tiểu nhân biết lợi đã lỗi thời đó sao? Chẳng phải chính là lời của Ðổng Trọng Thư nói nào là "người nhân nghĩa phải chính đạo không cầu lợi phải tu lý mà không vội thành công" lập lại điệu cũ đó sao?
- Thực ra, cũ thì cũ đấy, nhưng không nhất định là đã lỗi thời.
Nền văn hóa phương Ðông của chúng ta chính là như thế đấy, quyết không thể làm tổn hại điều nghĩa để cầu lợi, bỏ nghĩa để tham công danh. Chúng ta vẫn luôn theo đuổi điều căn bản làm người của con người, quyết không bỏ cái gốc để cầu cái ngọn.
Nhưng, chúng ta từ trước đến nay không phải là người không ăn uống ở nhân gian. Chúng ta biết, tất cả mọi việc làm của nhân loại xét đến cùng đều là những hành vi mưu cầu lợi ích. Lý tưởng cuối cùng của chúng ta không có cái nào không đặt ở đi tìm lợi ích.
Nhưng, cái gọi là "lợi ích" của chúng ta, thật ra không phải chỉ một phía, thật ra không phải chỉ cần béo phệ mà bất chấp đến dưỡng tâm, hoặc chỉ biết thích thú mà bất chấp dưỡng thân, mà là theo đuổi đối với giá trị tổng thể của đời người. Cũng thật ra không phải là vẻ bề ngoài tạm thời, chúng ta theo đuổi lợi ích căn bản lâu dài. Ðương nhiên chúng ta biết tất cả mọi việc làm trước mắt đối với tương lai có ý nghĩa gì, chúng ta cũng không bỏ qua lợi ích trước mắt, nhưng nhất định để lợi ích trước mắt phục tùng lợi ích lâu dài, điều đó có khác về chất so với người chỉ muốn thành công và có lợi ngay.
Chúng ta theo đuổi cái bất hủ của tinh thần, chúng ta hoàn toàn coi trọng thời gian cảm giác. Trong cảm giác của chúng ta, sinh mệnh là tốt đẹp, cuộc đời là tốt đẹp. Chúng ta theo đuổi cuộc đời tốt đẹp một cách vững vàng thiết thực.
Trong thời gian cảm giác, chúng ta sống lâu muôn tuổi.
Còn thời gian vật lý chỉ làm một hệ số tham khảo của chúng ta. Con thuyền sinh mệnh mặc dù buộc chặt vào đây, nhưng thật ra nó không thể trực tiếp phản ánh giá trị của đời người. Năm sống của chúng ta tuy khó đầy một trăm năm, nhưng có người thậm chí chỉ một chốc lát ngắn ngủi lại tỏa ra ánh hào quang xán lạn.
Hãy vứt bỏ ý muốn thành công và có lợi ngay hãy đưa mắt nhìn về tương lai và chắc chắn thiết thực hơn, như thế thì chúng ta sẽ mãi mãi trẻ trung.

35- Khoảnh khắc lý tưởng xung đột với hiện thực

* Vào lúc lý tưởng của bạn xung đột với hiện thực xin hãy nghĩ đến Khổng Tử.
* Chúng ta hãy xem xét tỉ mỉ lại mình. Lý tưởng của tôi? rốt cuộc là gì, tôi rốt cuộc có được bao nhiêu tài.

Cố nhiên cây lý tưởng cần phải cắm rễ trong mảnh đất hiện thực, rời khỏi hiện thực ắt sẽ dẫn đến không tưởng, ảo tưởng, vọng tưởng (suy nghĩ ngông cuồng).
Song, lý tưởng cần phải vượt trên hiện thực, lý tưởng vốn chính là vượt trước, vượt hiện thực. Nếu không thì nằm trên cái nôi của hiện thực, tất cả đều hiện thực, hiện thực, tất cả đều dựa vào điều quy định của hiện thực để làm, tất cả đều dựa vào sự tồn tại của hiện thực để tồn tại, tất cả đều dựa vào đạo nghĩa của hiện thực để suy nghĩ một cách khuôn phép, không dám vượt ra ngoài khuôn khổ, thì lý tưởng bắt đầu bàn từ đâu, lý tưởng đặt ở
chỗ nào?
Phần nhiều lý tưởng quyết không thể hài hòa thống nhất với hiện thực được, quyết không thể không có mâu thuẫn và xung đột với hiện thực. Thậm chí, càng là lý tưởng cao xa và lớn lao thì xung đột với hiện thực càng kịch liệt.
- Bất kể là lý tưởng thiết kế cuộc đời, lý tưởng cải tạo xã hội, lý tưởng làm thay đổi lịch sử không có cái nào không như thế cả.
Cho nên, những người già thường thường quở mắng thanh niên: mất gốc, thật là hư hỏng! Bởi vì thanh niên đang suy nghĩ đem những quy định cũ rích của tổ tiên vứt vào sọt rác, để cho thời đại lọt vào không khí mới mẻ.
Cho nên, những người già cứng nhắc thường hay chửi mắng những nhà cải cách: Tất cả đều làm rối tung lên, thật chẳng ra sao! Bởi vì, những nhà cải cách đang suy nghĩ làm tăng nhanh bước tiến lên của lịch sử, làm cho thế giới trở nên đẹp đẽ hơn.
Cho nên, những nhân vật kiệt xuất đều mang ý thức thiên mệnh của Chúa Cứu thế, dám gánh vác trọng trách cứu vớt loài người không tiếc đem đầu của mình đặt lên tế đàn của thời đại, không sợ bị đóng đinh chết trên giá chữ thập, không sợ bị đem thiêu cháy trong ngọn lửa. Xung đột với hiện thực ở đâu?

Những nhân vật kiệt xuất để thực hiện niềm tin và sự theo đuổi của mình đã dũng cảm xuyên qua lớp mù bi thảm của hiện thực. Bất kể là vòng hoa tươi đẹp hoặc là mũi tên độc từ nơi tối tăm bắn lại, họ đều có thể chống lại. Bất kể bao nhiêu gian nan hiểm trở, bất kể bao nhiêu sông lớn núi cao, đều không ngăn cản nổi bước chân tiến lên của họ. Họ có lòng kiên trì ?chưa đến Hoàng Hà, chết không nhắm mắt?. Xung đột với hiện thực ở đâu, thành bại được mất trước mắt ở đâu?
Ðể thực hiện sự theo đuổi của chúng ta, chúng ta chỉ biết mạnh dạn đi lên phía trước, không quay đầu lại.
Nếu như chúng ta thật sự có chí hướng cao rộng, không nên tưởng là chúng ta đang khó xử với hiện thực, không qua nổi hiện thực, từ đó thuận theo hiện thực. Tại sao chúng ta lại không thể chuyển đổi đi một cách nhìn khác? Là hiện thực đang làm khó dễ với chúng ta, không qua nổi chúng ta. Từ đó chúng ta cần phải cải tạo hiện thực phù hợp với lý tưởng của chúng ta. Tam Mao nói: ?Ðối mặt với những việc mình không thích, nên gọi là không hiện thực mới đúng?.
Bởi vì nơi đó đã nổi tiếng, cho nên tôi mới đi đến đó, thì có bao nhiêu ý nghĩa nữa? Nếu như vì tôi đi đến nơi đó, cho nên làm cho nơi đó nổi tiếng, thì chẳng phải là càng vĩ đại hơn không?
Một ngày đông tạnh ráo năm 1931 nhà đại danh hài Tiêu Bá Nạp đến Thượng Hải, một nhân sĩ nổi tiếng Thượng Hải đón ông nói:
?Ngài quá bộ đến Thượng Hải, mặt trời cũng mọc lên đón Ngài, Ngài Tiêu quả nhiên có phúc".
Tiêu Bá Nạp nói: "Không phải Tiêu Bá Nạp tôi có phúc gặp mặt trời ở Thượng Hải, mà là mặt trời có phúc nhìn thấy Tiêu Bá Nạp tôi tại Thượng Hải".

Từ giọng nói của nhà đại danh hài này biết được một người đàn ônglừng danh, nhân gian thật cần người đàn ông như thế.
Ngược lại, khi lý tưởng không ăn khớp với hiện thực, chúng ta đang đứng trước sự thách thức nghiêm trọng, chỉ cần chúng ta khư khư giữ lấy đạo lý căn bản của đời người, không thay đổi ý nguyện ban đầu, không sợ khó khăn trắc trở, thành công sẽ nhất định thuộc về chúng ta.
Ai nhiều khó khăn trắc trở hơn Khổng Tử đã từng gặp?
Khổng Tử tuy gặp thời loạn xuất anh hùng, nhưng ông quá rủi ro. Ông ôm trong lòng lợi khí quản lý quốc gia, kiến thức uyên bác, chí hướng cao xa, nhưng lại nghèo khổ thất vọng không được triều đình đánh giá cao. Vợ là bà họ Kỳ Quan rất hay than tiếc. Khổng Tử lại không xem là việc quan trọng. Ông nói:
- Ðừng buồn vì không có chức vị, phải suy nghĩ nhiều về không có tài xử thế; Ðừng lo không có người biết đến tôi, mà phải bổ xung nhiều khả năng của tôi được mọi người biết".
Dựa vào khí phách của bậc đại trượng phu này, Khổng Tử bằng lòng an phận với địa vị hèn mọn. ở vị trí nhân viên quản lý kho, đem lương thực và tiền tài giao nạp rõ ràng, rành mạch. ở vị trí tiểu lại trại chăn nuôi, làm cho số lượng súc vật càng nuôi càng nhiều.
Khổng Tử 35 tuổi vẫn chưa đắc chí, nước Lỗ loạn lạc không có đất cho ông dụng võ. Ông đi khỏi nước chạy sang Tề thăm dò, cũng không tìm được chỗ dùng. Những năm thấy thiên mệnh đã qua, mặc dù có thở than thời gian trôi nhanh thế. Không bỏ ngày đêm lại vẫn không lo không sợ, không thể đoạn chí. Cho dù phiêu bạt chân mây cuối trời như ?con chó mất chủ?, cho dù bị vây chặt giữa hai nước Trần, Thái, bảy ngày không có lương thực, trong rau dại đun không có một hạt gạo, các đệ tử mệt mỏi đói khát, Khổng Tử vẫn đàn hát trong phòng, gẩy đàn như thường lệ. Ông như cây tùng giữa ngày đông lạnh giá vẫn ngạo nghễ đứng giữa đất trời với thái độ cứng rắn sớm còn nghe thấy, chiều chết cũng đáng để khai thác nguồn văn hóa dân tộc.
Ở khoảnh khắc lý tưởng của bạn xung đột với hiện thực, xin hãy nghĩ đến Khổng Tử.

Chỉ sợ bạn chẳng có lý tưởng, chỉ sợ bạn chẳng có tài, chỉ sợ bạn uổng công trách móc.
Nếu là như thế, chúng ta hãy kiểm tra tỉ mỉ lại mình. Lý tưởng của tôi rốt cuộc là gì? Thiết kế trước mắt là gì? Bản kế hoạch tương lai phác họa ra như thế nào, mục tiêu lâu dài là ở chỗ nào? đối với mỗi một câu hỏi lại đều không nên lẩn tránh, có lý có lẽ, không chút do dự đưa ra trả lời đúng trọng tâm.
Không nên ngượng ngùng, không nên che đậy. Nếu như chịu không nổi những câu hỏi lại như thế, mịt mùng không bờ bến, không có mục đích nhất định, hoặc chỉ có kích động nhất thời, mơ tưởng hão huyền nhất thời, suy nghĩ lông bông nhất thời. Như thế thì xin đừng nên oán trách nữa, hiện thực là cứng rắn phũ phàng sẽ đem bạn đập nát vụn. Ðó không phải là lỗi của hiện thực mà là bạn quá trôi nổi gây ra.
Nếu là như vậy, chúng ta hãy kiểm tra tỉ mỉ lại mình. Tôi rốt cuộc có bao nhiêu tài? Chỗ mạnh của tôi là gì? Ưu thế của tôi ở chỗ nào? Khuyết điểm của tôi có bao nhiêu, khi nào, ở việc gì tỏ ra tài của tôi? Liệu tôi có được không? Ðối với mỗi một câu hỏi lại này không nên lẩn tránh, hãy trả lời với đầy lòng tự tin, làm cho người ta tin phục.
Nếu như chịu không nổi những câu hỏi lại này, bạn là trống rỗng, chẳng hề có một khả năng nào, hoặc chỉ có một chút khôn vặt, có thể dùng một chút thủ đoạn vặt, hoặc chỉ là dựa vào cơ may ngẫu nhiên từng có được một chút thành công nhỏ nhoi ở một việc nào đó nhất thời, bạn đã tự cho rằng có khả năng ghê gớm ngần nào, thế là suốt ngày phàn nàn, nói toáng lên là không có đất dụng võ. Như thế thì, xin đừng nên trách móc, hiện thực tàn nhẫn phũ phàng, chỉ dựa vào năng lực này của bạn, hiện thực sẽ đem bạn đập nát tan tành. Ðây không phải là tội của hiện thực, mà chỉ vì bạn quá kém cỏi.

36- Khoảnh khắc cá tính trái ngược với hoàn cảnh

* Ðể theo đuổi phương thức sinh tồn đẹp hơn của tương lai, để thay đổi những cái không thích nghi với hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể chôn vùi cái tôi cũ rích đi, đem mình nhào nặn lại được bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, để mong thích nghi với một hoàn cảnh mới, bắt đầu một cuộc sống mới, mở ra một cuộc đời mới.
Mâu thuẫn của tôi và anh ta, mâu thuẫn của cá thể và quần thể, mâu thuẫn của cá nhân và xã hội, chung quy là cá tính trái ngược với hoàn cảnh.
Cái gọi là hoàn cảnh ở đây đương nhiên là hoàn cảnh xã hội. Quan hệ giữa người này với người khác trong nội bộ quần thể xã hội, trình độ đạo đức chung, pháp quy pháp luật, phong tục tập quán văn hóa tạo thành nội dung cơ bản của hoàn cảnh xã hội.
Quần thể xã hội rõ ràng do các cá tính từng người khác nhau tạo nên. Do xuất thân từ giáo dục bồi dưỡng của từng người khác nhau, chịu sự tiêm nhiễm của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên hình thành cá tính khác nhau rất lớn. Sự khác biệt của cá tính có thể dùng các loại kiểm nghiệm khác nhau để đánh dấu hai cực đối ứng vô cùng.
Lấy việc đem thế giới nội tâm của mình và ngôn luận của bản thân làm mức độ biểu hiện đối với xã hội bên ngoài làm thước đo thì cá tính có thể phân làm hai loại: dạng kín đáo và dạng cởi mở, tức dạng hướng nội và dạng hướng ngoại.
Người thuộc dạng hướng nội luôn luôn đem mình đóng kín trong thế giới nội tâm của bản thân lúc nào cũng quan tâm đến ấn tượng của mình trong lòng người khác và địa vị trong đoàn thể, và luôn luôn thể nghiệm mình, kiểm thảo mình, thiết kế mình, không giỏi giao tiếp với thế giới bên ngoài, nhất là ở trước mặt người xa lạ, ở nơi công cộng, càng là lười mở miệng nói, hoặc ngượng mở miệng. Không muốn xuất đầu lộ diện, khi họp thì thích ngồi ở các góc. Khi bất đắc dĩ phải giao tiếp thì mặt đỏ, tim đập thùm thụp. Nói năng làm việc gì cũng thận trọng, chỉ sợ có sai sót, chỉ sợ bị người khác cười chê. Ðôi khi cũng biểu hiện lòng tự tin nhưng không đủ. Người thuộc dạng hướng nội phần nhiều say mê ảo tưởng, suy nghĩ triền miên, có thể anh ta có thế giới nội tâm cực kỳ phong phú, mà còn cực kỳ nhạy bén, thường đem xã hội nhân sinh muôn màu muôn vẻ cô đặc trong đầu óc của mình lần lượt sàng lọc và phóng ra từng cái một. Nhưng cái ?phong phú? này xét đến cùng là có hạn, do đó thường xuất hiện ảo giác đi ngược lại với hiện thực hoặc vì thần kinh quá nhạy nên dẫn đến hiểu nhầm.
Lâm Ðại Ngọc là một điển hình của tính cách hướng nội.

Người thuộc dạng hướng ngoại tham gia vào ý thức mãnh liệt, đối với thế giới bên ngoài luôn luôn tràn ngập tâm lý tìm hiểu tri thức. Thích xuất đầu lộ diện, bất kể ở nơi công cộng hay là trước mặt người xa lạ, đều có biểu hiện mạnh mẽ dục vọng của mình. Anh ta có thể vừa gặp người lạ như đã quen từ lâu, anh ta có thể giỏi diễn thuyết. Anh ta hầu như không quan tâm đến ấn tượng của mình trong con mắt người khác, đến địa vị của mình trong đoàn thể, luôn luôn tự mình cảm thấy tốt đẹp, tràn ngập lòng tự tin. Với anh ta khiêm tốn hay không khiêm tốn đều không sao cả, không giỏi mưu toan, tính toán trong lòng, không cẩn thận. Người thuộc dạng hướng ngoại giống như một đám lửa, đi đến đâu thì có thể thiêu cháy đến đó, thích giao kết bạn bè, cho dù thường không thể gắn bó keo sơn cũng tịnh không giảm bớt khao khát nhiệt tình giao tiếp. Người hướng ngoại đôi khi cũng do lời nói việc làm không đủ cẩn trọng mà có lỗi với người khác, nhưng người ta cũng vì bản tính của anh ta không xấu mà dễ dàng tha thứ. Vì thế quan hệ nhân tế của anh ta vẫn là không đến nỗi quá tồi. Hầu như anh ta không thể ngồi yên tĩnh để ngẫm nghĩ sâu xa, mà chỉ coi trọng ở hành động. Sự chuyển động tràn ngập toàn bộ cuộc sống của anh ta, suốt ngày bận rộn, bôn ba khắp nơi. Ðối với các loại hoạt động xã hội, như là các loại hội nghị, có hứng thú mãnh liệt. Anh ta cũng có thể lôi kéo một nhóm người thành lập một hội học thuật gì đó, hoặc một hiệp hội gì đó. Anh ta có khi sẽ trở thành tổng thư ký hoặc phó chủ tịch hội học thuật này, hiệp hội nọ. Trong cuộc sống, người thuộc dạng hướng ngoại phần nhiều biểu hiện rất hào hứng và lạc quan, người hướng ngoại đối với người khác tương đối khoan dung, cũng không tính toán nhiều đến phê bình và trách móc của người khác đối với anh ta.
Loại bỏ sự khác biệt của quan niệm nhân sinh và quan niệm xã hội, nói chung, người hướng ngoại tương đối thích hợp hoàn cảnh xã hội, anh ta là phần tử hoạt động trong các loại đoàn thể, tương đối dễ dàng giữ được quan hệ hài hòa với người khác, được mọi người hoan nghênh. Người thuộc dạng hướng nội chỉ thích ứng với mình, không thích hợp với xã hội, anh ta trong các đoàn thể phần nhiều không được hoan nghênh, không gây được sự chú ý của người khác, cũng sẽ không thể xuất đầu lộ diện, bạn bè của anh ta cũng ít.
Người tuyệt đối hướng nội và người tuyệt đối hướng ngoại trong cuộc sống hiện thực, hầu như không có. Người bình thường có cả hai dạng. Hoặc là thành phần hướng ngoại nặng hơn thành phần hướng nội, hoặc là thành phần hướng nội nặng hơn thành phần hướng ngoại. Hoặc là ở một trường hợp nào đó, ở một phương diện nào đó là dạng hướng ngoại, còn ở trường hợp khác, ở phương diện khác biểu hiện ở dạng hướng nội. Người dạng hướng nội có khiếm khuyết khó thích ứng với xã hội, khó sống chung với người khác, nhưng anh ta có lời nói và việc làm vững chắc thận trọng, suy nghĩ kỹ lưỡng, tư tưởng sâu sắc mà nhạy bén, thường có thể phát hiện những vấn đề người hướng ngoại không thể phát hiện ra, đạt đến độ sâu tư tưởng mà người hướng ngoại không thể đạt được. Người hướng ngoại dễ dàng thích nghi với xã hội, làm việc cẩu thả, thích xuất đầu lộ diện, từ tự tin dễ dàng ngả sang tự phụ.
- Ða số cuộc đời thành công đều kiêm đủ cả chỗ mạnh của hai dạng hướng nội và hướng ngoại mà đều tránh chỗ yếu của cả hai dạng đó. Bất cứ vĩ nhân nào đều không thể là một người tuyệt đối hướng nội hoặc là một người tuyệt đối hướng ngoại.
Một người vừa nhẫn chịu được tịch mịch và cô đơn vừa lại có thể quả cảm dấn thân vào sự nghiệp oanh liệt, cá tính của họ có được sự hòa hợp trọn vẹn trên hai dạng hướng nội và hướng ngoại. Bạn không thể nói anh ta là một người hướng nội cũng là người hướng ngoại. Trong con người anh ta, giới hạn của dạng hướng nội và dạng hướng ngoại đã mất. Ðây là con người có thể thích nghi với hoàn cảnh nhất.
Trái lại, nếu như cá tính của bạn trái ngược với hoàn cảnh - không ăn khớp với người khác, hôm nay tranh cãi với Trương Tam, ngày mai giận dỗi với Lý Tứ, đối với nhiều người xung quanh đều có cảm giác ghét của bản năng, chỗ này cũng khinh thường, chỗ kia cũng chẳng coi ra làm sao, bất kể điều động đến đơn vị nào, bất kể phân phái đến bộ phận nào vẫn không thể sống hài hòa với xung quanh. Như thế thì, bạn tốt nhất trước hết phải xem xét lại cá tính của mình - thuộc dạng hướng nội hay dạng hướng ngoại hoặc đều có kiêm cả chỗ khiếm khuyết của hai dạng, mà không có chỗ mạnh của hai dạng?

Bạn có thể phát hiện, bạn có thể chủ yếu thiên về tính cách hướng nội, hoặc chỉ có khuyết điểm của tính cách hướng ngoại mà không có mặt tốt của tính cách hướng ngoại.
Cái gì thích nghi thì tồn tại. Khi cá tính trái ngược với hoàn cảnh, chỉ có hiệu chỉnh lại mình, tự mình uốn nắn lại mới là thiết kế cuộc đời
đẹp nhất.
Không nên gảy lại điệu đàn cũ rích núi sông dễ đổi, bản tính khó thay. Một trong những đặc trưng lớn nhất của người hiện đại là cá tính của anh ta cũng có tính dẻo cực kỳ rộng rãi.
Các nhà đại danh sư triết học hiện đại cho rằng: Con người trước hết là một vật tồn tại đem mình đẩy về tương lai, đồng thời ý thức được mình đem con người mình tưởng tượng là sự tồn tại của tương lai. Lúc ban đầu con người không có bất cứ quy định nào, chỉ là tồn tại, ló mặt ra, vào cuộc; về sau mới do chính anh ta quy định cho mình.
Con người thật ra không phải là sống ở quá khứ mà là sinh tồn ở tương lai. Quá khứ là cố định, đã chết rồi, còn tương lai mới tồn tại tất cả mọi khả năng. Ðể theo đuổi phương thức sinh tồn đẹp hơn của tương lai, để thay đổi những cái trái ngược của mình không thích nghi với hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể chôn vùi cái tôi cũ rích đi, đem mình nhào nặn lại được bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, để mong thích nghi với một hoàn cảnh mới, bắt đầu một cuộc sống mới, mở ra một cuộc đời mới.
Nếu như bạn cố thủ cá tính không tốt của mình, không dám hạ quyết tâm sửa chữa nó cho đúng, không thể từ trung tâm của mình đóng kín đi vào xã hội, đi vào đại chúng luôn luôn không ăn khớp với hoàn cảnh xung quanh vẫn luôn vì trái ngược với hoàn cảnh mà tách rời ra ngoài hoàn cảnh xung quanh, bạn sẽ có thể rơi vào trong nỗi giày vò đau khổ lâu dài. Ðó là đáng sợ, thê thảm. Bởi vì người khác, xã hội bên ngoài, tất cả mọi cái xung quanh thật ra không thể vì những cái vui giận bi ai của bạn, vì những cái yêu ghét, chọn bỏ của bạn mà thay đổi được. Ðó là sự tồn tại khách quan có tính quy luật tất nhiên phát sinh, phát triển tự thân của nó, bạn chỉ có nhận biết nó, thuận theo và thích nghi với nó, giữ hài hòa với nó mà thôi. Chỉ có với tiền đề như vậy, với tiền đề bạn trở thành một thành viên trong hoàn cảnh xã hội nào đó, bạn mới có thể phát huy đầy đủ tài trí thông minh của bạn, thực hiện sáng tạo của bạn, thực hiện lý tưởng và hoài bão cải tạo xã hội, cải tạo hoàn cảnh khách quan của bạn.




- MỤC KHÁC
giới tính l Phần mềm l Xem bói l girl xinh vn l Game Hot l girl xinh l GIẢI TRÍ l Trà sữa l mẹo vặt l thủ thuật l sms l Cẩm nang l nhạc chuông l Đọc Truyện
Hosting By Xtgem.com
U-ON bonba9x