Disneyland 1972 Love the old s
blogqn.wap.sh - Trang tải game, phần mềm ứng dụng và giải trí miễn phí!
BonBa9x.Wap.Sh
Thế Giới Giải Trí Cho Mobile
Cho Bạn Và Cho Tôi
Truyện thiếu nhi

 

- Mày ở đâu đến?
- Ông Gầy bảo cháu dẫn cô bé này đến để bố cho cô ta vào tổ xe rùa.
Người mà Rôdali vừa thưa gửi là một bác thợ già có một cái chân gỗ. Mười năm trước đây, bác bị tai nạn trong nhà máy, nên người ta goi bác là bố Chân Tháp. Bị tàn phế, bác được xếp làm bảo vệ ở xưởng suốt. Bác điều khiển một tốp trẻ. Dưới quyền bác, công việc hoàn thành trọn vẹn nghiêm túc. Bác luôn mồm la hét, chửi rủa, vì công việc ở các cỗ máy ấy rất nặng nhọc, đỏi hỏi phải để mắt chú ý. Đôi tay phải nhanh nhẹn để lấy những cái suốt đã quấn đầy thay những cái suốt trống vào đó, nối những sợi chỉ bị đứt. Vì thế, bác tin rằng nếu không hét không chửi thề liên tục, không nhấn mạnh một lời chửi thề bằng một nhịp chân của cái chân gỗ trên nền nhà, bác sẽ thấy bộ suốt ngừng chạy! Chuyện ấy đối với bác, không thể tha thứ được! Tuy nhiên, bác là người tốt. Người ta không chấp nhất đối với bác tí nào, một phần cũng bởi các lời nói của bác lẫn lộn trong tiếng máy chạy.

- Với tất cả những cái đó, bộ suốt của mày đứng sựng! Bác hét và đưa nắm đấm dọa Rôdali.
- Đâu phải là lỗi của cháu!
- Bắt tay vào công việc, nhanh lên! – Rồi bác hỏi Perin:
- Mày tên là gì?
Perin không muốn nói tên thật. Nhưng em chưa chuẩn bị để trả lời câu hỏi đó, mặc dù tối qua Rôdali đã hỏi. Bị bất ngờ, em đứng sững. Bác Chân Tháp ngỡ là em không nghe, nên chồm tới bên em, hét trong lúc nện một chân trên nền nhà!
- Tao hỏi tên mày?
Perin đã có thời giờ để trấn tĩnh và nhớ lại cái tên mà em đã nói với Rôdali:
- Ôrêli. Em đáp.
- Ôrêli gì chứ?

- Ôrêli trơn thôi.
- Được, theo tao!
Bác dẫn em đến trước mặt cái xe rùa để trong góc nhà và nhắc lại những chỉ dẫn mà Rôdali đã nói. Bác dừng lại ở mỗi từ, để hét:
- Mày hiểu không?
Perin gật gù đầu để trả lời.
Thật ra, công việc quá đơn giản, có ngu đần mới không làm nổi! Em để hết tâm trí vào việc làm cho nên đến khi ra về bố Chân Tháp không hét qua mười hai lần. Bác đến bên Perin, nhưng chỉ để nhắc nhở, hơn là la mắng.
- Đừng có chơi đùa trên đường đi!
Chơi đùa, Perin không có ý nghĩ ấy. Trong lúc đẩy xe rùa, em bước đều đặn, liên tục. Em có thể nhìn các khu nhà em đi qua, quan sát những gì mà trước đây em chưa hiểu qua lời chỉ dẫn của Rôdali.

Chồm người tới, lấy hai tay đẩy cho xe chạy, khi gặp cản trở thì choải chân giữ xe lại và thế là đủ. Đôi mắt cũng như ý nghĩ của Perin hoàn toàn tự do, rời khỏi nơi đây.
Khi ra khỏi nhà máy nghĩ buổi trưa, trong lúc ai cũng nôn nóng trở về nhà. Perin vào hiệu mua hai trăm rưỡi gam bánh. Em vừa ăn, vừa dạo quanh các phố. Mùi xúp tỏa ra từ các cánh cửabỏ ngỏ. Em đi qua, bước chân chậm chạp, để ngửi mùi xúp mà em thích. Em bước nhanh, nếu mùi xúp quá xa lạ. Ổ bánh chẳng thấm vào đâu nên biến mất rất nhanh. Nhưng không sao, từ dạo em quen nhịn đói, em vẫn khỏe mạnh.
Những người hàng ngày ăn uống đầy đủ không thể tưởng tượng người ta có thể ăn lưng bụng được. Họ cũng không thể nghĩ rằng khi lấy bàn tay vốc nước một dòng sông trong vắt, người ta có thể uống cho đã khát!

***^^^***
Tuy chưa đến giờ, Perin đã có mặt trước cửa song. Em ngồi trên một hòn đá, dưới bóng cây trụ, đợi còi tập hợp. Tụi con trai, con gái cùng lứa tuổi cũng đi sớm như em đang chơi đùa, chạy nhảy. Nhìn chung, Perin rất muốn tham gia, nhưng không dám.
Khi Rôdali đến, Perin cùng vào xưởng với bạn và trở lại với công việc. Những tiếng la hét, những nhịp chày của cái chân gỗ bố Chân Tháp vẫn thúc giục em, nhưng đúng hơn buổi sáng. Công việc kéo dài, càng về chiều Perin càng thấm mệt. Lúc đầu, cúi xuống đứng lên để sắp xếp, bốc dỡ chiếc xe rùa, chồm tới đẩy xe đi, choải chân giữ xe lại, chỉ là một trò chơi. Công việc lặp đi, lặp lại liên tục không nghỉ, vào mấy giờ cuối, rất mệt. Những ngày đi bộ gian khổ nhất, Perin cũng chưa hề biết nỗi mệt mỏi như đang đè nặng trên người em lúc này.
- Đừng có làm như rùa bò! – Bố Chân Tháp hét.

Tiếng thét kèm theo nhịp chân gỗ đã thức tỉnh cô bé. Như con ngựa vừa nhận được một roi quất vào mông, Perin sải bước, nhưng rồi lại đi chậm ngay vì đã rời khỏi tầm mắt của bố Chân Tháp. Bây giờ, khi dồn hết tâm trí vào công việc. Perin như bị tê cóng. Em chỉ còn tò mò theo dõi chờ đón những tiếng chuông đồng hồ báo mười lăm phút, nửa giờ, một giờ và tự hỏi khi nào thì hết ngày? Liệu em có thể làm việc đến lúc ấy được không?
Khi câu hỏi trên làm Perin lo ngại thì em tự giận mình về sự yếu đuối của bản thân. Cái việc mà những đứa trẻ khác đang hoàn thành rất dễ dàng, thì em không làm nổi sao? Chúng cũng không khỏe mạnh, không nhiều tuổi hơn em kia mà! Perin biết công việc ấy đòi hỏi đôi tay nhanh nhẹn, khéo léo, cái đầu minh mẫn. Nếu người ta không bố trí em đẩy xe rùa, mà vào xưởng suốt thì như thế nào nhỉ. Perin tự an ủi là em chưa quen công việc đó. Với nghị lực, lòng can đảm, sự kiên trì, thói quen sẽ đến. “Muốn là được!” “Thì Perin đang muốn và sẽ muốn”. Miễn là ngày đầu, em không ngất! Ngày thứ hai sẽ ít nặng nhọc hơn nữa! Trong lúc bốc dỡ, đẩy xe rùa Perin đã lý luận như thế! Em nhìn các bạn làm việc nhanh thoăn thoắt mà phái ghen! Bất thình lình, em thấy Rôdali đang nối sợi, ngã xuống bên cạnh cô bạn. Có một tiếng thét. Cùng lúc ấy, tất cả ngừng hoạt động. Một sự im lặng chết chóc tiếp theo tiếng ồn ào của các cỗ máy, tiếng rung, tiếng rống và tiếng chuyển động của nền đất, những bức tường, các khung cửa kính. Có tiếng than thở của trẻ em làm đứt quãng sự yên lặng ấy.
- Ối trời ơi!

Tất cả mọi người đều chạy đến. Perin cũng làm như họ mặc dù bố Chân Tháp đang hét:
- Trời ơi! Bộ suốt của tôi ngừng chạy rồi!
Người ta đỡ Rôdali ngồi dậy. Họ vây quanh và hỏi dồn, thiếu nỗi làm cô bé ngạt thở.
- Làm sao thế?
- Bàn tay bị máy cán! Cô bé trả lời.
Mặt Rôdali tái mét. Đôi môi nhợt nhạt run rẩy. Những giọt máu từ bàn tay bị thương nhỏ xuống nền đất.
Sau khi kiểm tra, người ta cho hay Rôdali có hai ngón bị thương, có thể một ngón bị cán hay bầm nặng.

Bố Chân Tháp trước đó có vẻ thương xót, bây giờ nổi cáu, xô đẩy những người đang vây quanh Rôdali.
- Cút ngay khỏi nơi này! Gớm chưa, việc quan trọng đấy nhỉ?
- Chẳng phải là việc quan trọng nếu bác bị gãy chân sao? – Có tiếng thì thầm.
Bác muốn xem người nào ăn nói vô lễ như vậy! Nhưng giữa đám đông, bác đành chịu thua. Thế là bác hét toáng lên.
- Cút ngay đi!
Họ tản dần, Perin cũng như mọi người, sắp trở lại xe rùa thì nghe có tiếng gọi:
- Này con bé mới vào! Đến đây! Nhanh lên nào!
Perin sợ sệt, quay lại. Em tự hỏi em có lỗi gì nặng hơn các bạn, họ cũng đã bỏ dở công việc. Thế nhưng, đây không phải là gọi đến quở phạt.
- Mày đưa cái con vật này đến gặp ông quản đốc!
- Tại sao bác lại gọi cháu là con vật!

Rôdali hét, vì lúc ấy có tiếng ồn của cỗ máy đã bắt đầu hoạt động lại.
- Tại mày để cho máy cán bàn tay.
- Có phải là lỗi của cháu đâu!
- Chắc chắn là vì mày vụng về, lười biếng! Thế nhưng bác lại dịu giọng:
- Có đau lắm không?
- Không đau lắm!
- Thôi chuồn đi!
Cả hai cô bé rời khỏi nơi đó. Rôdali cầm bàn tay trái bị thương, trong bàn tay phải của mình.

- Chị dựa vào tôi nhé? – Perin hỏi.
- Cảm ơn! Chẳng cần đâu! Tôi đi được mà!
- Thế thì chẳng có chuyện gì cả phải không?
- Người ta cũng chẳng hiểu nữa. Ngày đầu, có thể chẳng đau đớn gì, nhưng sau này, biết đâu đấy!
- Tại sao chị bị thương?
- Tôi cũng chẳng hiểu nữa! Tôi trượt.
- Chắc là chị mệt! – Perin nói và nghĩ đến phận mình.
- Thông thường là người ta hay bị tai nạn khi người ta mệt. Buổi sáng, người ta còn nhanh nhẹn và còn chú ý nên ít xảy ra tai nạn. Không biết rồi dì Đênôbi nói gì đây!
- Nhưng nào phải lỗi ở chị.

- Mẹ Prăngxoadơ sẽ tin là tôi không có lỗi, nhưng dì Đênôbi thì cho là tôi cố ý để khỏi phải đi làm.
- Thì chị cứ để cho dì ấy nói!
- Chị tưởng được nghe nói như thế thì vui lắm hay sao?
Trên đường đi, những bác thợ đón họ lại, để hỏi thăm. Có người phàn nàn cho Rôdali. Phần đông họ thản nhiên. Họ đã quen với tất cả các chuyện ấy và tự nhủ: Người ta bị thương cũng như ốm thôi! Chẳng qua gặp may hay gặp rủi. Ai rồi cũng sẽ đến lượt. Hôm nay anh, ngay mai đến tôi! Có những người nổi giận.
- Đến khi nào thì họ làm cho chúng ta què hết.
- Anh ưng chết đói hơn à?
Hai cô bé đến buồng ông quản đốc. Buồng này nằm giữa nhà máy trong dãy nhà to lớn bằng gạch sơn xanh và sơn hồng. Những buồng làm việc ở sát nhau. Buồng ông Vunphran cũng không có gì đặc biệt. Người ta chú ý đến buồng ông quản đốc vì có một hành lang che kín. Muốn đến đó phải đi qua một cầu thang vòng quanh hai lần.

Hai cô bé đi vào cái hàng hiên này thi được ông Taluen tiếp. Như một hạm trưởng đang đi lại ngang dọc, trên cầu chỉ huy, ông ta bỏ hai tay vào túi áo, đầu vẫn đội mũ. Ông ta giận dữ, hét lên:
- Lại có chuyện gì nữa? Con bé kia?
Rôdali đưa bàn tay ướt đẫm máu.
- Lấy mùi xoa mà buộc nó lại! – Ông ta hét lên.
Trong lúc cô bé khó nhọc, lấy được chiếc mùi xoa, ông ta sải những bước dài trên hành lang. Rôdali đã lấy mùi xoa buộc bàn tay bị thương. Ông ta trở lại, đứng ngay trước mặt.
- Hãy dốc túi!

Cô bé nhìn ông, không hiểu.
Tôi nói: “Hãy lấy tất cả những gì trong túi ra hết”.
Cô bé vâng lời và lấy từ trong túi ra những thứ linh tinh: một cái còi làm bằng dẻ, những cục xương nhỏ, một cái đê, một miếng cam thảo, ba đồng xu, một cái gương nhỏ bằng kẽm.
Ông ta túm lấy cái gương và hét:
- Tôi biết mà! Trong khi cô bận soi gương, một sợi chỉ đứt. Suốt ngừng chạy. Cô muốn lấy lại thời gian đã mất và thế đó!
- Cháu có soi gương đâu! – Cô bé nói.
- Tụi bay giống nhau hết! Bây giờ mày thấy thế nào?
- Cháu không biết! Ngón tay cháu bị cán!

- Thế thì cô muốn tôi làm gì nào?
- Bác Chân Tháp bảo cháu đến gặp ông.
Quay về phía Perin, ông ta hỏi:
- Còn cô?
- Cháu không có gì hết! – Trước cách đối xử nghiêm khắc ấy, Perin kinh ngạc, trả lời.
- Thế thì?...
- Bác Chân Tháp bảo chị ấy đưa cháu đến gặp ông. Rôdali nói.
- A, người ta phải đưa cô đi! Thế thì người ta sẽ dẫn cô đến bác sĩ Ruysông. Mà cô biết đấy, tôi sẽ cho điều tra. Nếu cô có lỗi thì liệu chừng!

Giọng nói của ông dộ vào các tấm kính của hành lang. Trong các phòng làm việc, mọi người chắc đã nghe rõ! Hai cô gái chuẩn bị rút lui thì họ thấy ông Vunphran thận trọng đi đến, tay không rời bức tường của phòng ngoài.
- Có chuyện gì thế Taluen?
- Chẳng có gì thưa ông, một con bé ở xưởng suốt bị kẹt bàn tay.
- Nó ở đâu?
- Cháu ở đây, thưa ông Vunphran, Rôdali nói và quay trở lại.
- Có phải tiếng con cháu bà Prăngxoadơ đấy không?
- Vâng, thưa ông Vunphran, cháu Rôdali đây mà! Và cô bé khóc. Những lời nói nghiêm khắc của ông quản đốc đã bóp nghẹt quả tim cô bé. Giọng thông cảm của mấy từ ít ỏi này đã làm cô bé dễ chịu.

- Sao thế? Cháu khốn khổ của ông!
- Cháu muốn nối một sợi chỉ, cháu trượt chân, cháu cũng chẳng hiểu vì sao! Bàn tay cháu bị kẹt. Hai ngón bị dập, hình như thế!
- Có đau lắm không cháu?
- Không đau lắm.
- Tại sao cháu khóc?
- Bởi vì ông không la mắng cháu?
Taluen nhún vai.
- Cháu đi được chứ? – ông Vunphran hỏi.

- Ồ, thưa ông Vunphran, cháu đi được mà!
- Cháu về nhà ngay! Người ta sẽ mời bác sĩ Ruysông đến thăm cháu.
Và ông nói với Taluen:
- Viết một cái phiếu cho ông Ruysông nói ông đến ngay nhà bà Prăngxoadơ, gạch chân chữ “đến ngay” và thêm “thương tích khẩn cấp”.
Ông trở lại bên Rôdali:
- Cháu có cần người đưa cháu về không?
- Cám ơn ông Vunphran, cháu có một cô bạn.
- Đi đi! Cháu nói với bà cháu là cháu sẽ được trả tiền.

Bây giờ, đến lượt Perin muốn khóc. Dưới cái nhìn của Taluen em nuốt nước mắt. Khi hai cô bé vượt qua mấy cái sân để ra ngoài, Perin mới để lộ sự cảm động của mình:
- Ông Vunphran tốt thật!
- Chỉ một mình ông ấy thôi thì ông ấy sẽ tốt! Nhưng với lão Gầy, ông ấy không thế được! Với lại ông ấy không có thời giờ! Trong đầu ông, có nhiều công chuyện nữa!
- Hình như ông ấy rất tốt với chị!

Rôdali tự hào khoe:
- Tôi ấy à, chị phải biết thấy tôi là ông ấy nghĩ đến con trai ông! Chị hiểu chứ, mẹ tôi và ông Étmông cũng uống chung một bầu sữa.
- Ông ấy nghĩ đến người con trai à?
- Chứ sao?
Người ta ra ngoài cửa đứng nhìn hai cô bé đi qua. Cái mùi xoa nhuộm máu bọc bàn tay của Rôdali gợi sự tò mò. Có tiếng hỏi:
- Bị thương à?
- Ngón tay bị dập!
- Ôi, tai họa.

Trong tiêng kêu ấy có lòng thương cảm lẫn sự căm hờn, nhưng người thốt ra những tiếng ấy nghĩ rằng cái gì đến với cô gái này, ngày mai có thể giáng xuống một người trong gia đình họ: cha, chồng, con họ. Tất cả mọi người này ở Marôcua không phải đều sống ở nhà máy sao?
Mặc dù hai cô bé phải dừng chân nhiều nơi, nhưng cuối cùng họ đã về đến gần ngôi nhà của mẹ Prăngxoadơ! Ở đầu đường, họ đã thấy rõ cái hàng rào xám.
- Chị vào nhà với nhé! Rôdali nói.
- Tôi cũng muốn thế!
- Có mặt chị, có lẽ dì Đênôbi không làm toáng lên.
Nhưng sự có mặt của Perin không làm cho bà dì dễ sợ ấy bớt cáu gắt tí nào. Thấy Rôdali trở về trong một giờ bất thường va nhìn thấy bàn tay buộc mùi xoa, bà hét to.

- Bị thương rồi hả? Đồ quỷ! Tao đánh cuộc là tại mày!
- Cháu sẽ được trả tiền, Rôdali giận dữ, trả lời.
- Mày tin thế à?
- Ông Vunphran nói với cháu thế!
Nhưng chuyện ấy không làm cho dì Đênôbi dịu đi. Dì lại tiếp tục la hét, đến nỗi mẹ Prăngxoadơ phải rời quầy hàng, đến trước ngưỡng cửa. Bà ta không la mắng cô cháu. Bà chạy đến bên Rôdali, ôm cô bé và hỏi.
- Cháu bị thương hả?
- Một chút thôi, bà ơi, nơi ngón tay, có lẽ không can gì.
- Phải tìm ông Ruysông báo.
- Ông Vunphran đã cho người báo tin cho ông ấy hay rồi!

Perin sẵn sàng đi theo hai bà cháu vào trong nhà nhưng dì Đênôbi quay lại, ngăn em:
- Mày nghĩ là chúng tao cần đến mày để săn sóc nó sao?
- Cám ơn, Rôdali nói to.
Perin chỉ còn việc trở lại xưởng. Vừa tới song cửa em đã nghe một tiếng còi báo hiệu hết giờ làm việc.

 





- MỤC KHÁC
giới tính l Phần mềm l Xem bói l girl xinh vn l Game Hot l girl xinh l GIẢI TRÍ l Trà sữa l mẹo vặt l thủ thuật l sms l Cẩm nang l nhạc chuông l Đọc Truyện
Hosting By Xtgem.com
U-ON bonba9x