Lamborghini Huracán LP 610-4 t
blogqn.wap.sh - Trang tải game, phần mềm ứng dụng và giải trí miễn phí!
BonBa9x.Wap.Sh
Thế Giới Giải Trí Cho Mobile
Cho Bạn Và Cho Tôi
Truyện ngắn

Tôi liệng cây cung, quỳ xuống xem xét. Cô khóc :
- Trời đất ơi, bắn người ta hổng bắn, bắn tui ...
- Cô làm gì ở đâỷ
- Tui bắt mấy con kiến cho nó đá nhau ... Ui da, đau quá bắn chết tui rồi !
Cô ôm cạnh sườn rên rỉ, nước mắt lã chã. Tôi gỡ tay cô ra coi :
- Đâu, tôi bắn trúng cô chỗ nàỏ
Cô buông tay, vạch áọ Trên áo có vệt phấn đỏ, da cô trắng mịn và cũng có nốt đỏ ở chỗ xương sườn. Tôi xoa xoa, nắn nắn bóp bóp cho cộ Một cảm giác nào đó mát rượi truyền vào tay tôị
- Ui da, lợi càng đau nữa! ...
Những người anh xách cung đi tới, cô vội vàng kéo áo xuống. Họ cười ngặt nghẹo :
- Y cha, thằng này giỏi, nó bắn được một "nữ tướng"!

Cô hếch mặt, tức giận :
- Dẹp mấy người đi, chuyên nhạo người ta không hà!
Những tháng nghỉ hè đối với chúng tôi thật vuị Cô út về hẳn dưới tỉnh, không phải nội trú trên Sài Gòn. Tôi lại càng mừng hơn khi được cha cho biết cha đã xin với ông quận cho anh tôi làm chân thư ký hộ tịch trong quận thay ông Phán Đàm về hưu, lương tháng một ngàn một trăm sáu mươi đồng, gia đình cũng đỡ chật vật. Chữ anh tôi đẹp, ông quận bằng lòng lắm. Anh tôi viết thì viết tay mặt.
Các cậu về chơi đem về cho tôi một lô các quần áo cũ đã bỏ không xài tớị Đồ của cậu Ri tôi mặc vừa vặn còn những bộ của hai cậu lớn thì chị Hai răng vàng vợ bác Hai tài xế may lại giùm, tôi bận y như đồ may ở tiệm.
Những tháng hè cũng là mùa mưa, ban đêm đom đóm bay nhiều và cả cà cuống từ phía bờ sông cũng bay lên nữạ
- Nè, Quỳnh, tụi mình đi bắt đom đóm đi Quỳnh !
- Đựng bằng cái gì bây giờ ?
- Kệ, tui gói vô chiếc khăn mùi soa ...

Cô gói vô khăn mùi soa, đom đóm không sáng, cô chán không chơi trò chơi đó nữạ
- Nè Quỳnh, chiều mơi cho chó đi tắm cho tui đi theo được không?
- Được nhưng sợ bà rầỵ
- Hổng sao đâu, không nói thì má hổng biết, má không rầỵ
Chiều hôm sau có cả mấy cậu cùng đi nữạ Thấy chúng tôi bơi lội, đùa nghịch, cô thích lắm, về kể um sùm.
- Má, mai mốt má cho con con tắm nữa nghe má?
- Trời đất, con gái mà tắm cái gì? Người ta trông thấy người ta cườị
- Thì cũng giống như tắm biển Vũng Tàu chớ có gì lạ ?
- Thôi được, tắm cũng được nhưng phải kiếm chỗ thiệt vắng. Mà coi chừng đừng bơi ra xa, chết đuốị
- Dạ.
Cô mừng lắm, chuẩn bị đồ tắm từ buổi sáng. Lúc đi, bà dặn tôi trông nom cho cô.
Hai đứa chúng tôi đang tắm thì trời đổ mưạ Tắm sông trời mưa là một cái thú vô hạn. Cả vùng trời dường như sụp xuống, sẫm lại, mặt sông nổi sóng, dường như bốc khóị Chân trời đen kịt, sấm chớp đùng đùng, mưa tới giá lạnh.
- Thú quá há cô ?
- Ừa, nhưng thôi lên đi, tôi lạnh rồi, tóc ướt hết trơn ...
Người con gái lên bờ. Nàng quỳ trên hai đầu gối, ngửa mặt lên trời đón những giọt nước mưa, cả hai cánh tay đưa ra phía sau vuốt mái tóc ướt. Thân hình nàng đẹp như một pho tượng ...

oOo

Nước mắt người nữ họa sĩ giàn giụạ Bà ngồi hai tay khoanh trên bàn, không cần che giấu :
- Ông chưa kể đoạn ông bị nàng làm cho chiếc bóng điện đâm nát da thịt.
Vâng, một hôm tôi vô tình tìm được chiếc bóng đèn điện đã đứt dây tóc bỏ trong chiếc thùng đựng than để dưới góc bếp. Tính tôi ham sửa chữa các đồ vật, không nỡ vứt đị Tôi rửa sạch, lấy cát đánh bóng cái đui đồng, định tìm cách nối sợi dây tóc nhưng nối không được. Một ý nghĩ chợt thoáng qua trong óc tôị Nếu bây giờ ta đập vỡ cái đuôi bằng đồng thì xài không được, thủy tinh sẽ lởm chởm. Chi bằng ta dùng mũi dao nhọn khoét ra, thấy đuôi nó bằng nhựa và chì, có lẽ khoét cũng dễ.
Nghĩ là tôi làm. Tôi hì hục một lúc quả nhiên khoét được "Ồ, cái này mà đựng đom đóm thì nhất". Tôi sung sướng đem khoe với cô út.
- Hay quá tả Tối nay tụi mình đi bắt đom đóm.

Nhưng tối hôm đó trời quang, đom đóm không có. Hôm sau cậu Ri rủ tôi ra rừng cao su bắn chim, mỗi đứa có một giàng ná, trời mưa, tôi về bị cảm.
- Chà, thằng này bịnh rồi ạ, trông cái mặt bây là tao biết liền. Uống thuốc chưả
- Dạ, thưa bà con uống rồị
- Uống rồi thì đi nằm. Muốn ăn cháo biểu chú Ba nấu cháọ
- Dạ, thưa bà con ăn được cơm.
Tôi đi nằm. Người tôi nóng hừng hực nhưng bên trong lại rét. Tôi đắp mền, mồ hôi vã như tắm, mặt đỏ bừng bừng, ngay đến hơi thở cũng nóng.
- Nó bịnh rồi nghe Mari, hổng được rủ nó ra ngoài vườn bắt đom đóm nữa ạ.
- Dạ.
Ban đêm, tôi nghe tiếng suỵt suỵt ở cửa sổ. Tôi gượng ngồi dậỵ Cô Mari thì thầm :
- Nè, vườn nhiều đom đóm lắm, xuống bắt với tui đị

Trời ơi, tôi đang bịnh, trời lạnh, ngoài vườn lại mới mưa ướt, bây giờ mà đi bắt đom đóm thì chắc tôi chết. Nhưng cô bảo đi là tôi đị Tôi mặc thêm chiếc áo blu - dông cũ do cậu Rọt chọ Cô kéo tay tôi, giọng vẫn thì thầm, hơi thở con gái phả vào mặt tôị Nếu cô bảo tôi chết thì tôi cũng chết, tôi quen với thứ hơi thở ấm cúng thơm thơm mùi tóc và mùi da thịt ấy lắm :
- Leo qua lối nầy, đừng đi lối kia má biết. Có đèn pin đây rồi ...
- Tôi kiếm cây vợt.
Chiếc vợt băng vải mùng do chị Hai khâu giùm dùng để bắt bướm. Hễ bươm bướm mắc vô đó là sẽ bị bắt, cả đom đóm nữạ
- Có, tui đem đủ rồị
Hai con chó Nhật làm biếng, ở trong nhà ấm không chịu ra ngoài, con chó bẹc-giê kèm sát bên tôị Trời hơi lành lạnh, người tôi ơn ớn, run run, đi đứng không vững.
- Quỳnh làm sao vậỷ Bịnh lắm hả?
- Không.

Cố gắng lắm tôi mới ra được tới vườn, chỉ sợ đụng phải con chó thì té nhưng nó khôn, không vướng chân tôị
Mặt cỏ ướt nước. Các lá cây cũng ướt nước. ánh sao mờ nhạt, hình như không có ánh trăng. Đom đóm bay cao, thỉnh thoảng có những con bay thấp, và đôi khi, ở những chỗ có đám lá mục, có những con cứ nằm nguyên đấy chập chờn theo nhịp đều đặn như những tín hiệụ
- Nè, Quỳnh, cột sợi dây đồng nầy vô cái bóng đèn cho tui xách.
Cô đưa tôi sợi dây đồng nhỏ tí, tôi đứng lại cột. Sợi dây đồng nhỏ, hai cái chấu trên đui dèn cũng nhỏ nhìn không rõ lắm. Phải cột thiệt kỹ, thiệt đẹp cô xách cho tiện kẻo nó tuột thì hỏng. Tôi ngồi xuống, quỳ hai đầu gối trên cỏ, cắm cúị Hễ làm việc gì là tôi chú tâm hết vào đó. Cô cũng ngồi quỳ hai đầu gối trước mặt tôi, xem tôi cột. Có con đom đóm bay qua thật cao, chớp nháy, chớp nháỵ Cô ngửa mặt lên nhìn, khao khát :
- Đom đóm xuống đây ăn cơm, ăn cá, ăn thịt ...
Môi tôi trễ ra, định nói đom đóm thì ăm cơm ăn cá sao được nhưng lại thôị Tôi nể cô lắm, không muốn bắt bẻ cộ Tự nhiên cô xích tới, áp mặt vào mặt tôi, tóc cô chạm vào trán tôi, che khuất cả mắt. Cô lùa hai lòng bàn tay trên má tôi, kéo mặt tôi lên rồi cô hôn lên trán tôi, lên má tôi, lên môi tôị Môi cô mềm và ấm, hơi ướt nhưng rất ngọt ngàọ
- Thích há, tụi mình cứ sống với nhau thế nầy thì thích há? Sau này lớn lên. Quỳnh học giỏi rồi cưới tui nhả

Tôi khẽ gật đầụ
- Thiệt không?
- Thiệt..
- Thì hun tui đi! Hổng có được nói xạo a ...
Tôi ôm ngang qua người cộ Thân hình cô ấm, mái tóc cô mềm, gọn gàng mướt mát dưới bàn tay tôị
- Ui cha, hun chi dữ vậỷ Cái kẹp siết vô lưng tui ...
- Tại cô biểụ
- Người ta biểu hun sơ sơ chút đỉnh chớ bộ. Mà người Quỳnh cũng nóng quá, in hệt cái lò lửa ...
Lại một con đom đóm bay quạ Cô đứng dậy, sủa lại nếp áo, sửa lại mái tóc :
- Thôi tụi mình đi bắt đom đóm đị
- Dạ.
- Vợ chồng thì ừa chớ dạ, Quỳnh thấy ba có dạ với má bao giờ đâụ

Đêm ấy chúng tôi bắt được nhiều đom đóm bỏ vô chiếc bóng đèn. Con chó đi trước, hai đứa đi sau :
- Tui lấy cái này soi đường nghen? Ủa, mà phải đóng nút nó lại ...
Cô trao cho tôi một miếng vải mùng để cột.
- Mệt lắm hả?
Tôi khẽ gật đầu, không trả lờị Cô đặt tay lên trán tôi :
- Nóng quá. Tội nghiệp! Thôi, đi về.
Cả cửa chính lẫn cửa sổ đều khép hờ chứng tỏ bà bác sĩ đã biết chúng tôi đi bắt đom đóm. Cô rón rén bước, thì thầm :
- Tui đi lối này, Quỳnh leo cửa sổ.
Khốn khổ, tại sao cô cứ bắt tôi leo cửa sổ? Người tôi rời rã, nóng hừng hực. Tôi trèo vào được trong phòng, cài cửa, cởi chiếc áo Blu- dông rồi nằm vật ra giường.

Khoảng năm giờ sáng, khi có tiếng chuông nhà thờ Thánh Du-se đổ, mọi người đã dậy, tôi nghe tiếng bà rầy :
- Đó, thấy chưa, nó bịnh nặng hết dậy được rồi đó. Đã biểu đừng rủ nó đi bắt đom đóm mà hổng nghe lờị Vô coi nó ra làm sao lát kêu chị Hai cạo gió giùm nó ...
Có tiếng dạ khe khẽ, và giọng bà bác sĩ nói tiếp :
- Biểu anh Bếp nấu giùm nó tô cháo, bỏ nhiều hành vô đặng ra mồ hôị
- Dạ.

Có tiếng chân bước rồi một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên trán tôị Tôi nằm nghiêng, nhắm mắt làm bộ ngủ. Cô ghé ngồi lên giường, khe khẽ thở dài :
- Nóng quá! Rên la suốt đêm. Tội nghiệp!
Cô kéo chăn cẩn thận đắp lên tới vai tôi rồi đi rạ Tôi có cảm tưởng cô là một người mẹ.
- Saỏ
- Dạ, ngủ yên rồi má à.
- Đó, kêu nó đi bắt đom đóm nữa đi, nó chết cho bây coị Nói chị Hai cạo gió giùm nó, lát cho nó uống thuốc.
- Chỉ đang đâm gừng dưới bếp.

Chị Hai có lối đánh cảm là đâm gừng ra, đổ rượu vô, nấu sôi trên bếp. Sau khi cạo gió chị dùng miếng vải mùng tẩm thứ nước gừng nóng đó thoa khắp mặt, khắp lưng và ngực, lòng bàn tay, bàn chân người bịnh rồi bắt trùm mền cho ra mồ hôi, đỡ lắm.
- Nè, cô coi, bầm hai bên lưng hết trơn, vậy là cảm nặng lắm.
Chị dùng đồng hào bạc cạo cạo và bắt gió hai bên thái dương.
- Đau không Quỳnh?
- Dạ, khá đaụ
- Chị cạo nhẹ nhẹ taỵ ý, đừng có bắt gió ở trán, mai mốt nó bầm lại coi kỳ cục lắm.
- Dạ, em biết mà cộ Em bắt khéo hổng có bầm.
Chị Hai tuy lớn nhưng vẫn xưng với cô út là em. Xong, chị trùm chiếc áo tôi đang mặc, đắp mền cho tôi rồi rạ Cô út đem thuốc vô :
- Nè, uống thuốc đi Quỳnh.
Cô bưng sẵn cả nửa ly nước lọc, dục tôi dậy uống. Tôi hơi ngạị Mình là cái thứ tôi tớ, sống nhờ trong nhà người ta mà phải để cho vị tiểu thư cành vàng lá ngọc gia đình người ta hầụ Hơn nữa nếu ngồi dậy ... tôi đang ở trần.
- Dạ, cô làm ơn để đấy lát tôi uống.
- Không, uống ngay đi, má mới rầy tuị
Có lẽ cô nhớ những chuyện ở trong vườn hồi đêm, mặt hơi ửng đỏ :
- Tui nói điều gì thì hổng quên đâụ Lỗi tại tui rủ Quỳnh ...
- Dạ không ...
- Vậy thì uống thuốc đi kẻo bà rầỵ

Uống xong tôi nằm trằn trọc. Cửa đã đóng kín lại thêm cháo của bác Ba đem lên nữạ Cháo nóng, ăn vào muốn toát mồ hôị Tôi mơ thấy tôi nằm trên lò lửa, nước sông dâng cao, cô Mari biến thành pho tượng ... "Cô, cô" tôi chạy theo, tôi khóc.
- Tội nghiệp, ban ngày mà cũng mớ kêu "cô".
Hình như có người đứng bên cạnh giường tôị Hình như có bàn tay con gái đặt lên trán tôi và có tiếng khe khẽ thở dàị
Tôi nằm quay mặt vào phía trong. Trời hầm muốn chết. Mồ hôi nhễ nhạị Tòi nóng tới độ hất chiếc áo ướt đẫm mồ hôi từ trong tiềm thức. Đạp tung cả chiếc chăn xuống chân cho mát. Cả một biển ruộng ngô rì rào, lúc lắc "ông già"ø giống như cậu Rọt giương cung bắn hai chúng tôi, trúng mạng mỡ cô, cô lăn ra chết. "Cô ơi!..".
Lại có tiếng thở dài nhè nhẹ :
- Tội nghiệp, cứ mê sảng tối ngày thế này thì chịu sao nổi ...
Hình như cô quỳ xuống bên giường. Hình như cô khóc. Đã chết sao còn khóc được?
- Thôi, cái nầy làm tội Quỳnh, tui trả cho Quỳnh ...

Cô trả pho tượng. Hình như cô kéo mền cho tôi rồi cô đị Pho tượng quỳ hai đầu gối trên bờ sông, ngửa mặt ra phía đằng sau, đưa tay vuốt tóc, miệng cắn chiếc kẹp : "Sau nầy lớn lên học giỏi cưới tui nha ... ". Đám cưới rất lớn, giết ba con chó Nhật, hàng chục con chó béc-giê ...
Không biết tôi ngủ thiếp đi bao lâu, lúc tôi trằn mình vật vã bỗng nghe cái "rốp", những tiếng rào rạo đau xé dưới lưng. Tôi nằm xích rạ Ôi chao, hình như có hàng ngàn hàng vạn mảnh thủy tinh vỡ đâm vào lưng tôị Tự nhiên tôi sực tỉnh, ngồi dậy, quàng tay ra đằng sau sờ lưng. Đầu ngón tay tôi đau nhói, chính nó cũng bị thủy tinh đâm, chảy máụ Tôi ngạc nhiên không hiểu gì cả. Sau, nhìn thấy chiếc đui đèn lởm chởm những mảnh thủy tinh vỡ nằm trơ trên giường lẫn với những con đom đóm đã chết, dính máu, tôi bổng lạnh mình : thì ra cô út ân hận vì việc rủ tôi đi bắt đom đóm nên đem cái bóng đèn ấy vô đặt dưới lưng tôi, "đền bù" cho tôi !
Toàn thân tôi nổi gai ốc, toát mồ hôi lạnh. Máu chảy ướt đẫm thấm xuống đằng sau chiếc quần pijama, chảy thành dòng ra cả mạng mỡ khiến tôi điếng ngườị Biết làm thế nào bây giờ? Có những mảnh lớn đâm ngập trong da thịt ở giữa lưng phía trên bả vai, tôi không nhìn thấy thì làm sao rút ra được? Lại còn những mảnh nhỏ li ti, bén nhọn ... Mà chính tay tôi cũng bị đứt nữạ Máu chảy xuống chiếụ Tôi không sợ đau nhưng sợ bà chủ biết. Tôi ứa nước mắt, không biết phải tính cách nàọ

Giữa lúc ấy cô út mở cửa nhè nhẹ đi vộ Trông thấy cái lưng tôi, cô trợn tròn mắt, bưng miệng kêu rú lên nho nhỏ : "Trời đất ơi, làm sao thế nầỷ". Tôi im lặng, lòng tôi xót xa đau đớn. Cô bước tớị Nhìn thấy chiếc đui đèn lởm chởm và những mảnh thủy tinh bê bết máu, tự nhiên cô chợt hiểụ Cô run rẩy, mặt tái mét, quỳ phục xuống bên tôi :
- Trời ơi, Quỳnh ơi tôi giết Quỳnh rồi! Làm thế nào bây giờ?
Tôi lắc đầu, nhíu mày :
- Không sao đâu, đừng la lớn bà biết bà rầy ...
- Tôi rút miểng ra cho Quỳnh ...
- Không được đâu, cô xuống nói nhỏ kêu giùm chị Haị Nhớ khép cửa lại kẻo bà thấỵ
- Chị Hai đi chơ ...
Tôi thất vọng :
- Bác Ba cũng được. Nói bác giữ thiệt kín.
- Được
Cô len lén đi ra, giơ tay khép cửạ Lát sau, người vô lại là chị Haị Chị đã đi chợ về. Trông thấy lưng tôi chị cũng hết hồn :
- Làm sao thế nầỷ
- Dạ không, em nằm đè phải cái bóng điện. Chị lấy miếng thủy tinh ra giùm em.

Giọng tôi thì thầm, chị biết là cần giữ kín nên bí mật xuống nhà pha nước ấm vào chiếc chậu rửa mặt, đưa lên qua chỗ cửa sổ, cô út ở bên trong đỡ vộ Chị đặt chậu lên giường, pha thuốc tím, nhúng bông lau máu và rút những miếng miếng lớn. Ôi chao, đau thấu da thịt. Tôi cắn chặt môi, chảy nước mắt, cô út quay mặt đi không dám nhìn.
- Còn ít miếng nhỏ chút xíu chung tuốt vô bên trong. Cô kiếm giùm em cái kẹp hay cái nhíp gì đó cũng được. Phải có kẹp thì mới lấy nổị
Máu tiếp tục chảy, chậu nước pha thuốc tím nổi bọt do nắm bông gòn luôn luôn nhúng vô kèm theo các miểng, đỏ lòm màu máu thay vì màu tím. Không hiểu cô út kiếm đâu được một chiếc pince đưa ra :
- Đã cần thay nước chưa chị?
- Dạ không, lát em lau lợi nước di- dốt cầm máu rồi thoa bôm-mát. Cô làm ơn xuống nói nhỏ với anh Ba chạy đi mua giùm một cuồng băng-gạc loại dài, cái hộp thiệt lớn, một lọ bút- đờ-sulfa, thứ bột, nắp hộp có các lỗ nhỏ dùng để rắc vết thương ... Cô nhớ nói ảnh đi xe máy, đem theo cái túi đệm em vẫn đi chợ, bỏ vô trỏng kẻo bà thấỵ
- Dạ được.

Máu tôi rất lành, hàng ngày cứ thế chị lau phiso-hex, rắc pouđre de Sulfa, quấn băng cho tôi, dần dần tôi khỏi, bà bác sĩ không biết gì hết. Chỉ những đêm đầu tiên là tôi không ngủ được, nhức lắm, hễ đặt mình xuống giường là các lớp băng quấn chung quanh người bị đụng chạm, phải nằm nghiêng qua một bên, cứ lúc nào quên, nằm ngửa là lại thức dậỵ Cô út có vẻ buồn, thường thường im lặng, ít ra vô trong phòng tôị Tôi khỏi, cô mừng, dần dần lại vui vẻ như cũ.
- Mau há, quay tới quay lui sắp hết hè rồị Hết hè tui lợi phải lên trên ở trong nội trú.
Một hôm, ông bà bác sĩ mắc đi thăm các bệnh viện, ủy lạo bệnh nhân gì đó rồi dự tiệc tùng, buổi trưa không về, cô út xuống bếp ăn cơm với tôị Tôi đứng, cô cũng đứng, cô ăn có hai lưng chén trong khi tôi ăn ba bốn chén.
- Vui há, ăn cơm ở bếp coi bộ lại vui hơn trển. Sau này ...
Nói xong hai tiếng "sau này" tự nhiên cô bỏ lửng không nói thêm nữạ Chừng hai giờ chiều, cô đưa mắt nhìn đồng hồ :
- Bữa nay ba má mắc công việc, phải chi tụi mình đi tắm như bữa hổm thì thích há Quỳnh?
- Không dám đâu, cô không xin phép sợ về bà rầỵ
- Hổng có, má nói cỡ năm giờ chiều mới về. Bị ba mắc xuống thăm dì dượng dưới Bến Cát.

Tôi im lặng. Cứ nói tới tắm sông tôi lại nhớ tới hình ảnh trời mưa xối xả, cô ngồi quỳ trên bờ, ngửa mặt lên trời hứng những giọt nước mưa, đưa hai tay ra phía đằng sau vuốt mái tóc ướt.
Cô cũng im lặng. Lát sau, cô cúi mặt, vẻ tâm sự :
- Tui ... tui có lỗi với Quỳnh, làm Quỳnh đau đớn dễ sợ bây giờ vẫn còn thẹo trên lưng. Quỳnh thích điều chi cứ cho tui biết ...
Tôi cười :
- Dạ không, việc đó đâu đáng để ý. Tôi chẳng thích cái gì cả.
- Chỉ thích học?
- Dạ không, cũng không nữạ Nhà nghèo thì phải ráng học ...
- Vậy Quỳnh thích cái chi, thử nói nghe coỉ
Cô lục vấn mãi, cuối cùng tôi phải nói thật rằng tôi ... tôi thích hình ảnh ở bên bờ sông bữa trời mưa và việc ở ngoài vườn lúc cô ngồi xích lại gần tôi, coi tôi cột sợi dây đồng.
Cô đỏ mặt, mắc cỡ :
- Trời đất ơi, bị như vậy mà chưa ớn saỏ Tui ... tui tưởng Quỳnh ghét tuỉ
- Dạ hông, tui hông ghét cô.
Tôi bắt chước xưng "tui" theo lối nói của cộ Cô bật cười :
- Cám ơn. Tui chiều ý Quỳnh hổng có gì khó.
Cô đứng dậy đi vào trong phòng, lát sau đem ra một chiếc áo tắm, chiếc áo lập thể nửa đen nửa đỏ vắt chéo trên ngực hôm nàọ
- Hổng có mưa tui mần ra mưạ Tui để hờ cửa, lát thay đồ xong Quỳnh vô coi, giống y bữa hổm.
Cô cởi kẹp tóc, mở vòi hoa sen nước. Những tia nước tóe ra như trời mưạ Cô ngửa mặt hứng nước. Tóc ướt người ướt. Cô ngồi quỳ chân trên đầu gối, đưa hai tay ra phía đằng sau vuốt tóc, vuốt mặt. Rồi cô từ từ tháo hai hàng nút trên vai, kéo xuống. Ngực cô nhu nhú, thân hình giống như pho tượng.

oOo

- Thưa bà, câu chuyện của tôi chỉ có thế thôị Nó không phải là một mối tình lớn như lời bà nói nhưng tôi nhớ nàng suốt đờị
Người nữ họa sĩ ngồi bất động, nhíu mày, cắn môi cố nén tiếng thở dài :
- Về sau sao ông trở thành kỹ sư ?
- Anh tôi làm thư ký hộ tịch trong quận, cho tôi biết anh tôi sẽ xin chuyển về Sài Gòn. Ông bác sĩ sắp về hưu và sẽ sang Pháp. Anh sẽ đón mẹ tôi lên Sài Gòn còn tôi thì sẽ gửi lên nhà bác ở nhờ nhà bác như cũ. Thi xong Trung học phổ thông tôi sẽ lên Sài Gòn ... Cuối năm đệ Lục, tôi lên Sài Gòn. Một điều may mắn lạ lùng là sau khi thi xong Tú tài, tôi đậu đầu vào trường Kỹ sư Phú Thọ. Tây Đức cho ba học bổng với điều kiện là phải biết tiếng Đức và một trong hai ngoại ngữ : tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Tôi biết tiếng Đức, vậy là tôi được ưu tiên. Trước khi đi tôi có xuống tỉnh nhưng ông bác sĩ đã đi từ lâu hình như sang Pháp, nghe nói cô Mari đã lấy chồng.
- Sao ông không liên lạc từ trước?
- Tôi là học sinh nghèo, trong tay chưa có gì cả. Bà thử tưởng tượng, đồng lương của anh tôi đâu có bao nhiêu, mẹ và em tôi phải buôn thúng bán bưng ở ngoài chợ rất cực khổ. Mãi tới lúc được đi Tây Đức tôi mới dám mong tìm cô, hẹn ngày gặp lại nhưng không được gặp.
- Rồi sau đó?
- Mười năm sau tôi trở lạị Lúc ấy tôi đã đậu bằng Tiến sĩ Khoa học. Cô vẫn biệt tăm, hình như cô ở bên Pháp.
- Ông không sang Pháp?
- Có, tôi có sang một đôi lần dự các hội nghị Khoa học. Nước Pháp không phải là nhỏ mặc dầu tôi đã để tâm tìm kiếm. Tôi mong gặp cô.
- Gặp để làm gì?
- Chính tôi cũng không hiểu nữạ Tôi tha thiết mong được nhìn thấy cô một lần, được nói với cô rằng tôi đã làm hết sức mình như lời cô hẹn trong vườn ngày nàọ Tôi luôn luôn gặp may mắn, không phụ công ơn giúp đỡ của ông bà Bác sĩ nhưng không biết làm thế nào hơn.
- Rồi tình trạng gia đình ông bây giờ ra saỏ
- Tôi không nghĩ tới việc lấy vợ. Đầu óc tôi chỉ có sự làm việc và linh hồn tôi vẫn vất vưởng, nghĩ tới hình ảnh của một pho tượng. Tính tôi vẫn thế, nửa như nghệ sĩ, nửa như một người thực tế. Chỉ đáng tiếc một điều rằng tôi ... tôi đã quên gương mặt cô, không nhớ một chút nào cả. Tôi xin lỗi, hình như ... hình như hơi nhang nhác với bà. Đại khái như vậỵ
Người nữ nghệ sĩ bật cười :
- Ông quá khen. Thôi được, tôi sẽ tìm cách vẽ cho ông một bức tượng thiệt vừa ý. Đêm nay tôi vẽ, tính sẵn thước tấc đàng hoàng, ngày mai cũng bằng giờ này mời ông tới lấỵ

Khách đặt hàng ngạc nhiên :
- Chiều maỉ Sớm vậy được saỏ Còn dáng điệu, cử chỉ, khuôn mặt? Xin bà nhớ giùm rằng nàng ... , xin lỗi, nàng rất đẹp.
Họa sĩ vẫn cườị
- Tất nhiên. Không đẹp thì làm sao một người như ông, bị những miếng miếng thủy tinh đâm nát lưng mà vẫn nhớ mãi, suốt đời không quên. Tôi đoán rằng lúc ấy nàng vào khoảng mười lăm hay mười sáu tuổị
- Vâng vâng, bà cứ cho mười sáu tuổi đị Thân hình đầy đặn, ngực vừa nhu nhú ...
- Trời ời, ông cứ nhắc tới bộ ngực đó hoàị Phải chi tôi vẽ được cả những cái hôn thơ dại, ngốc nghếch trong khu vườn nữạ
- Tôi xin gửi tiền ...
- Không, tôi không lấy tiền. Bao giờ ông làm xong, thiệt vừa ý tui mới lấy tiền. Lúc đó tui sẽ lấy thiệt mắc cho ông chết luôn.
Người khách cũng cười :
- Chưa chắc đã chết đâu bà. Tôi sẵn sàng đánh đổi cả cuộc đời cho những gì mà tôi mong muốn.

Hôm sau chàng trở lạị Coi bức tranh, chàng cực kỳ ngạc nhiên :
- Ôi trời ...
- Sao, vừa ý ông không?
- Kinh khủng thật! Giống y hệt nàng. Tại sao bà tài giỏi đến thế, chỉ tưởng tượng mà vẽ được? Bà làm tôi nhớ lại gương mặt và thân hình nàng ...
- Tại ông nói giống tôi nên tôi vẽ giống tôi hồi còn con gáị Ông đem về đi, bao giờ xong mang tới đây cho tôi coi
Ba tháng sau chàng trở lại, hãnh diện đặt pho tượng lên bàn. Đến lượt họa sĩ ngạc nhiên :
- Ông ...
- Tôi không cần phải tạc bằng đất sét trước. Tôi nhớ rõ từng đường nét như bà đã vẽ.
- Nhưng ông làm cách nào tạo nên được các mặt phẳng? Việc đó rất khó và đòi hỏi một thời gian rất lâu trong nghề.
- Tôi nghĩ ra một chiếc máy giống như chiếc Dremel của Mỹ với tốc độ cao nhưng sức mạnh hơn. Sự thực không phải chế tạo mà tôi biến đổi từ chiếc khoan điện ra, máy chạy băng băng không bị trục trặc như chiếc Dremel. Tại tôi bận rộn nhiều công việc, chỉ làm trong lúc nghỉ ngơi chứ nếu không sẽ hoàn tất trong vòng một tháng.
- Ông vẫn còn đầu óc trông nom công việc?
- Vâng, con người tôi là như thế, một nửa dành cho công việc làm một nửa nhớ tới các kỷ niệm cũ.
- Mời ông dùng nước!
- Vâng, không dám, mời bà. Tôi nghĩ ra rồị Đây là loại trà ngày trước bà bác sĩ vẫn thường dùng để mời khách. Bỏ tất cả các loại trà ngon vô, hương sen, hương sói, hương lài, đủ cả, rất kỳ lạ. Bà bác sĩ cũng hay mặc áo lụa như bà và ... và cô Marị Xin lỗi, vậy bà ... bà là aỉ
- Tôi là một họa sĩ thông thường như các họa sĩ khác. Ông rất minh mẫn nhưng có những điều ông không biết đâu ...
- Ví dụ?
- Ví dụ Marie hay Maria là tên thánh, cùng tên với Đức Mẹ, không phải quốc tịch Pháp. Cả các tên George, tên Paul, tên Henri cũng vậy, gọi theo thói quen của các gia đình giàu có miền Nam lúc ấỵ Cô Mari là một nữ sinh bình thường, không giỏi gì cả, chỉ riêng xuất sắc về môn hội họa ...
- Tôi chưa thấy cô vẽ bao giờ.
- Cô không theo học các lớp hội họa nên không biết vẽ bằng giá. Hơn nữa hai đứa trẻ cứ quấn quýt với nhau trong ngôi biệt thự, làm gì có thì giờ để vẽ. Đậu xong Bac II nàng lấy chồng rồi theo gia đình sang Pháp. Người chồng mắc tật ghiền rượu, họ không yêu nhau, có với nhau một đứa con gái, sau đó người chồng trong cơn say rượu bị đụng xe chết. Nay đứa con đã lớn, đã lập gia đình, ở lại bên Pháp với ông bà ngoạị Nàng theo học ngành hội họa tại Pháp lúc còn trẻ tuổi, tương đối được một số người biết tiếng ít lâu sau trở về quê hương sống trong ngôi biệt thự cũ của cha mẹ hồi đó.

Đó là ngôi nhà nàỵ
- Bà ...
- Tất cả các hình ảnh của nàng tôi cất trong cuốn album này, ông đem về đị Ở trỏng có ... có cả nhúm bông thấm máu nữa, ông đem về, pho tượng cứ để lại đây, tôi giữ, bao giờ tiện thì sẽ đến lấỵ Ông về, tự động mở cổng, tôi không đưa tiễn.
- Không, tôi không về. Chúng ta đi gần trọn đường trần mà không gặp nhau, lúc gặp thì gặp dễ thế. Tôi không về, đừng bỏ tôi lần nữa tội nghiệp.
Họa sĩ bật cười :
- Lại lì, y hệt hồi đó. Hổng ai bỏ đâụ Cứ yên tâm về đi, lúc khác trở lạị
- Được, tôi về
Chàng đi, tay cầm theo tập album. Ra tới cổng, tự nhiên chàng quay nhìn lạị Người thiếu phụ đứng bên cạnh pho tượng, áp mặt vào mái tóc pho tượng, đưa mắt nhìn theọ Nàng với pho tượng là một mặc dầu thời gian đã phôi phạ Nàng vẫn mặc chiếc áo lụa màu nguyệt bạch như tự thuở nàọ

Hết





- MỤC KHÁC
giới tính l Phần mềm l Xem bói l girl xinh vn l Game Hot l girl xinh l GIẢI TRÍ l Trà sữa l mẹo vặt l thủ thuật l sms l Cẩm nang l nhạc chuông l Đọc Truyện
Hosting By Xtgem.com
U-ON bonba9x