blogqn.wap.sh - Trang tải game, phần mềm ứng dụng và giải trí miễn phí!
BonBa9x.Wap.Sh
Thế Giới Giải Trí Cho Mobile
Cho Bạn Và Cho Tôi

Polaroid
Truyện thuật sống

49- Khoảnh khắc xuất hiện hành vi tự tư tự lợi

* Mục tiêu của xã hội hiện đại là người người thường yêu nhau, mọi người giúp đỡ lẫn nhau mà không phải là người người? giở trò xấu xa, làm tổn hại lẫn nhau.
Tục ngữ Anh có câu:
"Ðốt nhà người khác để luộc một quả trứng của mình", đã vạch trần một cách hình tượng hành vi của những người tự tư.
Người tự tư tự lợi đều lấy việc làm tổn hại lợi ích chung, tổn hại lợi ích người khác để béo mình. Dùng các thủ đoạn tham ô dùng vào việc khác hoặc trực tiếp lấy trộm đem tài sản chung hoặc của người khác biến thành tài sản của mình.
Nếu bạn là một người như thế, tâm linh của bạn tất nhiên là bỉ ổi, bẩn thỉu, linh hồn của bạn là không thể yên ổn, đời người của bạn sẽ là cuộc đời bỉ ổi.
Khi bạn làm tổn hại chung, làm tổn hại người khác để làm béo mình, chỉ là về của cải vật chất, cái vỏ bề ngoài cuộc đời của bạn, tạm thời ?béo? mình, tạm thời được một chút gì đó, còn cái bạn mất đi lại là nhân cách, là tâm linh bên trong của bạn. Từ đó bạn đã mất đi tâm linh trong sạch và đẹp đẽ, bạn đã từ chỗ cuộc đời vốn tốt đẹp trượt ngã vào một đống rác rưởi. Bạn sẽ thỉnh thoảng ngửi thấy mùi hôi thối phát ra từ nơi sâu thẳm? của linh hồn bạn. Ðây là tổn thất có tính căn bản của bạn, tổn thất vĩnh viễn không thể đổi lại được. Mặc dù về sau bạn giác ngộ đến mức không làm tổn hại của công, tổn hại người khác để béo mình nữa, nhưng những vết dơ bẩn còn vấy lại trong tâm linh kia vẫn là vĩnh viễn không xóa hết, nó sẽ theo đuổi suốt đời bạn. Xem ra bạn rốt cuộc được chẳng bù mất.
Bởi vì bạn không thể phủ nhận được sự tồn tại có tính căn bản của người phải là người không phải là sự tồn tại của đống thịt này, của cái vỏ bề ngoài của thân thể này, mà là sự tồn tại của tinh thần, đức hạnh, nhân cách của người phải là người. Rút đi cái sau thì người cũng sẽ chẳng có gì khác biệt lắm so với động vật bình thường.
Chính vì thế việc tính toán và muốn chơi kiểu khôn vặt của người tự tư đến cùng vẫn là bỉ ổi và ngu muội.
Francis Bacon, trong luận văn ?Bàn về tự tư? này đã chế giễu chua chát và phê phán đối với cái ?thông minh? của kẻ tự tư, ông viết:
"Con kiến, con động vật nhỏ bé này thay mình tính toán là rất ranh mãnh, nhưng đối với một vườn hoa, nó lại là một loại sinh vật rất có hại. Người tự tư cũng giống như con kiến, nhưng cái nguy hại của họ là đối với xã hội".
Cái khôn vặt kiểu hại người béo mình của người tự tư là một loại khôn bỉ ổi. Là ?kiểu thông minh của chuột? đào bới thành hang thành hốc ở trong nhà, mà trước khi nhà sập thì đã nhanh chóng dọn đi nơi khác. Là ?kiểu thông minh của con cáo? lừa gấu đào hang cho nó, khi hang đào xong liền đuổi gấu đi; Là ?kiểu thông minh của cá sấu? khi sắp sửa nuốt mồi săn được lại giả vờ chảy nước mắt từ bi.
Ðương nhiên, trong không gian và thời gian vô hạn, mỗi một người đều nằm trên một điểm ?có một không hai?, mà mỗi một người lại đều là một thế giới hoàn chỉnh. Quan tâm đến mình, phát triển mình, thực hiện bản ngã là sự theo đuổi của mỗi người, điều này không có gì không hợp lý, không có gì đáng phải bàn luận?.
Xan Mao nói rất đúng:"Trong cuộc sống của tôi, tôi là vai chính".

Trừ phi anh ta là bệnh thần kinh, không có ai không quan tâm đến mình, không mong muốn phát triển mình, thực hiện theo đuổi của mình.
Quan tâm đến mình, phát triển mình, thực hiện một cách bình thường, ai ai cũng đều tự trân trọng, tự thích thú và tự nâng niu. Vì thế, xã hội mới có thể tràn đầy sức sống hừng hực, tràn đầy lời nói tiếng cười tiếng hát.
Nhưng khi người tự tư tự lợi cũng lấy ?người không vì mình thì trời chu đất diệt? để tiến hành bào chữa cho hành vi tự tư của mình, anh ta sẽ là cực kỳ hoang đường. Cái ?vì mình? của anh ta là chỉ vì mình mà không chiếu cố đến người khác, vì lợi ích của mình mà tổn hại lợi ích chung và lợi ích của người khác. Sự khác biệt bản chất của hai cái này chính là tại đây.
Quan tâm mình phát triển mình, thực hiện mình của cái trước quyết không phải lấy tổn hại người khác làm tiền đề, trái lại mục đích cuối cùng hiệu quả cuộc đời thực tế của cái trước phải là vì người khác, vì đại đa số người, cái mà họ theo đuổi là một loại mô thức quan hệ nhân tế tốt đẹp ?mọi người vì mình, mình vì mọi người? này. Còn tiền đề của người tự tư tự lợi cực đoan là tổn hại chung, tổn hại người khác, là theo đuổi cái gọi là thường lệ ?mọi người vì mình, thượng đế vì mọi người đáng nguyền rủa này?. (Lời Lênin).
Nếu như bạn lấy tổn hại lợi ích chung hoặc lợi ích của người khác làm tiền đề để phát triển mình, thực hiện mình, thì bạn sẽ đứng vào hàng ngũ của những người tự tư.
Trong hoàn cảnh xã hội hiện tại của chúng ta, do thể chế chính trị và thể chế kinh tế chưa kiện toàn và tồn tại các tệ nạn, bọn đục khoét của công làm béo mình đa số là quan liêu hoặc những người trong tay có quyền lực và phương tiện nhất định. Họ lợi dụng chức quyền, phung phí lợi ích quốc gia, phung phí lợi ích công cộng, dùng để phát triển mình, thực hiện mục đích cá nhân của anh ta, thủ đoạn và kỹ xảo của nó lung tung bừa bãi không sao kể hết. Hoặc là ẩn náu trong bóng tối để thực hiện âm mưu ngụy kế, tham ô, đòi hối lộ dùng vào việc khác v.v... hoặc trâng tráo, trắng trợn lấy hy sinh lợi ích công chúng để phát triển mình, dùng công quỹ để mua văn bằng cho mình v.v... Không từ một thủ đoạn nào, giở đủ mọi mánh khóe.
Ðây là con mọt của xã hội, bạn không nên nhập vào hàng ngũ của những người này, bạn nên khinh thường họ.
Quả vậy, các nhà sinh vật học đều biết, gen củ động vật là riêng tư. Chúng cần phải riêng tư, bởi vì khi gen để giành được sự sinh tồn sẽ phát sinh cạnh tranh một mất một còn trực tiếp với gen đồng vị của nó, chỉ có đánh bại đối thủ, hy sinh gen đồng vị mới có quyền tự mình sinh tồn. Con người được phát triển hình thành từ di truyền gen, tự tư của con người đại thể được bắt nguồn từ đấy.
Nếu như bạn lấy tính hợp lý tự tư tự lợi của luận chứng này, bạn cũng là hoang đường.
Bạn nên biết rằng, con người không chỉ là một động vật tự nhiên phát triển hình thành từ di truyền gen, con người càng là một động vật văn hóa có tính xã hội rộng rãi.
Mà "văn hóa không phải là thông qua di truyền gen, nó thông qua việc học tập từ người khác mà giành được... Xét từ trên ý nghĩa nào đó, trong tiến hóa của loài người, gen của loài người đã vứt bỏ vị trí hàng đầu của nó mà nhường chỗ cho cái hoàn toàn mới, phi sinh vật học, hoặc gọi là lực lượng siêu cơ thể, đó chính là văn hóa". (Dubuzanski "Nhân loại trong tiến hóa").
Nếu như bạn chỉ lấy gen cần phải riêng tư mà yên tâm yên chí tự tư tự lợi, mà vứt bỏ văn hóa, lực lượng hoàn toàn mới, phi sinh vật học này, bạn sẽ đem bộ phận quan trọng hơn của mình - máu thịt của bạn, từ thân thể của bạn cắt bỏ đi, cái còn dư lại chỉ là một bộ xương, bạn sẽ trở nên không có sức mạnh của con người nữa. Dù cho máu thịt vẫn bám trên thân thể của bạn, cả con người kia của bạn không có gì khác biệt với động vật bình thường nữa.

Ðành rằng bạn không muốn đem mình hạ xuống đến tầng thứ của động vật bình thường, không muốn vứt bỏ vẻ tôn nghiêm của con người, không thiếu bất cứ một khoản nội dung nào của khái niệm con người, bạn sẽ cần tôn trọng đạo đức chung của xã hội, tôn trọng quy phạm của văn hóa. Có lẽ yêu cầu bạn thực hiện ?không hề lợi cho mình chỉ lợi cho người? thì quá trừu tượng trống rỗng, không hợp thực tế, khó làm được. Nhưng mỗi một người, bất kể là người thuộc môi trường văn hóa phương Ðông hay là người thuộc môi trường văn hóa phương Tây, cũng bất kể là người thuộc nước xã hội chủ nghĩa hay là người thuộc nước tư bản chủ nghĩa mọi người đều phải chú trọng đạo đức chung đặt lợi ích của công chúng, lợi ích của đại chúng lên trên.
Bất kể là xã hội nào, quốc gia nào, tất cả những kẻ tổn hại của công làm béo mình đều là bỉ ổi, đều chịu sự khiển trách của xã hội, nhận sự khinh thường của công chúng.
Mục tiêu của xã hội hiện đại là người người yêu thương nhau, mọi người giúp đỡ lẫn nhau, mà không phải là người người giở trò xấu xa, làm tổn hại lẫn nhau.
Xã hội người người yêu thương nhau, mọi người giúp đỡ nhau là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng.
Một xã hội người người giở trò xấu, làm hại lẫn nhau là một xã hội hỗn loạn không thể tưởng tượng được. Xã hội này không thể tồn tại lâu dài được.
Da đã không còn, lông còn bám vào đâu? Một xã hội hỗn loạn vô cùng, đâu còn có an ninh và hạnh phúc của cá nhân?

50- Khoảnh khắc theo đòi ăn chơi kịp thời

* Sinh mệnh của chúng ta từ lúc đến với nhân gian, từng giờ từng phút đều hướng tới tương lai.
* Một sinh mệnh không có sức sống, không có mong chờ chẳng phải là một xác chết ư?

Theo đòi ăn chơi kịp thời và muốn thành công và có lợi ngay đã nói đến ở trước đều mắc bệnh cận thị. Trong mắt cận thị của người trước chỉ nhìn thấy hai chữ vụ lợi không nhìn thấy những cái khác của đời người. Còn mắt cận thị của người loại này chỉ quan tâm đến sinh mệnh nằm ở dưới mắt, đối với sự sinh tồn của sinh mệnh vừa thiếu lòng tin vào tương lai, vừa phát sinh những hiểu lầm và xuyên tạc sâu sắc.
Nếu bạn theo đòi ăn chơi kịp thời, tất nhiên trong lòng không có chí lớn, khi được nhởn nhơ cứ nhởn nho. Nào là lý tưởng của đời người, tiền đồ của đất nước, tương lai của nhân loại ở bạn xem ra đều chỉ là một số từ chập chờn hư ảo như có như không, cảm thấy những thứ đó đối với cuộc đời của bạn chẳng có ý nghĩa.
Vì vậy, bạn thường dùng câu "trong số mệnh gặp thời thì cuối cùng vẫn có, trong số mệnh không gặp thời thì có cầu nhiều cũng bằng không" để tự an ủi. Ôm ấp tâm trạng đành chịu vậy, dựa vào điều khiển của thượng đế, dựa vào sự đùa giỡn của vận mệnh, bạn giống như một chiếc thuyền con giữa đại dương, bạn? thậm chí còn vứt cả mái chèo xuống biển. Dựa vào sự trôi nổi lênh đênh, bất kể các hướng đông tây nam bắc, không có hy vọng đến bến bờ.

Có khi bạn cũng còn muốn cầu may, ảo tưởng thánh thần của vận mệnh sẽ dắt dẫn bạn đến thiên đường, ban tặng cho bạn niềm vui và hạnh phúc.
Bạn theo đuổi "hôm nay có rượu hãy nên say, bất biết ngày mai vui hoặc sầu".
Bạn thường ngâm vịnh: "Ðời người đắc ý phải nên vui, chớ để chén vàng mãi ngắm trăng".
Bạn cũng thường hát: "Có hoa được hái thì nên hái, chớ để hết hoa phải hái cành".
Quan niệm thời gian của bạn là một quan niệm chỉ biết cái gần trước mắt cực kỳ thô thiển và nguyên sơ. Bạn chỉ có thể biết một chút thời gian trước mắt có liên quan với môi trường sinh tồn trực tiếp với bạn. Một khi vượt quá giới hạn này, bạn sẽ không có khả năng, không có cách nào nhận ra. Bạn nhìn thấy mặt trời mới có thể biết đến lúc này là ban ngày, bạn thật không thể nghĩ ra mặt trời ngày sẽ mọc lên bình thường, ngày mai lại sẽ có một ban ngày.
Thế là nhận thức của bạn đối với tất cả mọi sự vật trên đời cũng là thô thiển và nguyên sơ như thế: bạn chỉ có thể thừa nhận những cái lúc đó bạn nhìn thấy và sờ thấy, mà không dám thừa nhận những cái sau đó mà bạn tạm thời còn chưa nhìn thấy và sờ thấy.
Thế là bạn chỉ theo đuổi một đồng bạc nắm trong tay bạn lúc đó, bởi vì nó là nhìn thấy và sờ thấy. Bạn nắm chặt lấy nó trong tay và đút vào trong túi áo. Chỉ sợ nó bay mất. Còn bạn không dám tin đồng bạc này đưa vào thị trường kinh doanh ngày nay có thể trở thành mười đồng của ngày mai, hai mươi đồng của ngày kia. Bởi vì mười đồng của ngày mai, hai mươi đồng của ngày kia lúc này bạn không nhìn thấy, không sờ thấy. Cho nên, bạn bằng lòng vứt bỏ mười đồng của ngày mai, hai mươi đồng của ngày kia, mà nhất định phải đem tiêu một đồng này cho thật hết ngay hôm nay.
Người thích ăn chơi kịp thời có thể bằng lòng một cách tự giác vì vui thú lúc này mà phải trả ra sự đau khổ mãi mãi sau đó.
- Tôi có quen một cán bộ trợ lý nghiên cứu trẻ, ba năm trước anh ta có một gia đình hạnh phúc. Công tác trong một đơn vị nghiên cứu cấp tỉnh, là một người còn trẻ rất có tiền đồ phát triển, cấp trên cũng rất trọng dụng anh ta. Nhưng anh ta lại theo đuổi sự vui thú nhất thời, hầu như đã nửa công khai có quan hệ với mấy cô nhân viên tạm tuyển cùng đơn vị. Một bạn học thời đại học của anh ta hỏi anh ta vì sao như vậy? Anh ta có vẻ tự đắc trả lời:
"Ðời người chẳng phải chính là mưu cầu vui thú không" "Tại sao phải vứt bỏ vui thú của hôm nay lại uổng công nghĩ đến nào là tiền đồ của ngày mai" Trời mà biết được ngày mai sẽ ra sao? Ngày mai, bạn là ai, tôi là ai, bạn ở đâu? Tôi ở đâu đều không thể trả lời rành mạch được"

Không lâu, sự việc này bị vợ biết được, vợ nói đến lãnh đạo của đơn vị anh ta, lãnh đạo bắt anh ta kiểm điểm và xử lý hành chính. Các cô nhân viên tạm tuyển thoát lui, còn vợ thì đề xuất ly hôn với anh ta.
Gia đình hạnh phúc bị phá vỡ, những ấn tượng tốt đẹp trong lòng đồng nghiệp và lãnh đạo ban đầu cũng bị phá vỡ. Từ đó, anh ta gục hẳn lâm vào cảnh lo buồn và đau khổ. Muốn chuyển đơn vị, nhấp nhỏm mấy lần đều chưa thành công. Ly hôn đã ba năm rồi, đến nay vẫn ở một mình.
Theo đuổi ăn chơi kịp thời đến mức cực độ, thậm chí có thể vì vui thú lúc này mà bất chấp cả chết chóc của cả sau này. Kẻ uống thuốc độc để giải khát là một điển hình. Mặc dù anh ta biết đó là thuốc độc sau khi uống vào sẽ giết chết sinh mệnh của anh ta, nhưng anh ta để giải trừ cơn khát trước mắt nên vẫn uống.
Những chuyện đời giống như thế chúng ta thường luôn có thể nghe thấy.
Xét đến cùng nhận thức của kẻ theo đuổi ăn chơi kịp thời đối với sinh mệnh là hoàn toàn sai lầm.
Sinh mệnh của chúng ta bắt đầu từ lúc đến với nhân gian, từng giờ từng phút đều luôn hướng về tương lai. Chỉ có tương lai mới tích tụ khả năng vô cùng đa dạng, tràn ngập những mê hoặc to lớn chúng ta có thể tưởng tượng và không tưởng tượng ra, tràn ngập hy vọng vô hạn.
- Có được khả năng vô cùng đa dạng, tồn tại sinh mệnh của chúng ta mới có ý nghĩa.
Chính là trên ý nghĩa này Heidegger nói: "Người với tư cách là người là ở tương lai, từng giờ từng phút đều là tương lai".
Song, một vấn đề khó, quan trọng, một nghịch luận to lớn lại xuất hiện trên sự tồn tại thời gian.
Lúc này là một giới hạn có thể chia cắt vô hạn, giống như điểm không có chiều dài, là một tồn tại căn bản hư vô. Nó vừa có tính chất luôn luôn hướng về tương lai, không ngừng đón nhận tương lai, lại có sự tồn tại luôn hướng về quá khứ, không ngừng trôi qua để biến thành quá khứ.
Cho nên, khi chúng ta luôn hướng về tương lai, thiết kế tương lai, sinh mệnh lúc này của chúng ta mới giàu sức sống, tràn đầy ý nghĩa.
Khi chúng ta không chú ý đến tương lai, không suy nghĩ cho tương lai, sinh mệnh lúc này của chúng ta sẽ trở nên tồn tại hư vô, trở thành sinh mệnh không có sức sống, không có mong đợi.
Một sinh mệnh không có sức sống, không có mong đợi chẳng phải là một xác chết đó sao?
Bạn không đếm xỉa đến tương lai, hòng nắm chắc lấy lúc này, tưởng là đã nắm chắc được lúc này, đang hưởng thụ lúc này, kỳ thực là một giấc mộng ảo tưởng. Bởi vì lúc này hoặc là lấy quá khứ làm điểm tựa không ngừng trôi đi biến thành quá khứ, hoặc là lấy tương lai làm điểm tựa không nhận đón nhận tương lai, mà lúc này cô lập là một thứ căn bản hư vô, cho nên trên thực tế bạn nắm không chắc lúc này, mà không phải là đang hưởng thụ lúc này. Bạn là đang vặn dây cót của sinh mệnh quay ngược hướng về quá khứ. Trên thực tế, bạn sống trong quá khứ! Quá khứ có nghĩa là đã chết. Cho nên nói bạn đã biến mình trở thành một xác chết rồi.
Chỉ có khi bạn nhận thức sinh mệnh như vậy, bạn mới có thể tỉnh ngộ, vừa khéo là kẻ theo đuổi hưởng lạc kịp thời đang sống trong hư vô, chỉ có đời người hướng về tương lai, mới là vững vàng chắc chắn, tràn ngập ý nghĩa.

51- Khoảnh khắc bị phê bình khiển trách

  * Phàm những lời phê bình chỉ trích bạn đều có giá trị chân chính đối với cuộc đời của bạn. Bạn không thể bỏ qua nó, cũng không thể vứt bỏ nó.
* Sự trưởng thành sinh mệnh của bạn, sự chín chắn cá tính của bạn không thể tránh quá trình tiếp nhận phê bình chỉ trích mà đời người không thể vượt qua này.

Ðến với thế giới này, thể xác và tinh thần của chúng ta đều bắt đầu trưởng thành từ không hoàn hảo đạt đến hoàn hảo.
Cuộc đời của chúng ta đều là từ không hiểu biết đến có hiểu biết, từ hiểu biết quá ít đến hiểu biết tương đối nhiều. Sau khi có hiểu biết thì có đạo đức, từ đạo đức nhỏ đến có đạo đức lớn, từ đức hạnh giản đơn ấu trĩ đến thành thục và cao thượng. Sau khi có đức hạnh thì có ranh giới của cuộc đời, từ thô tục đến thanh cao. Nhân cách, lý tưởng, tinh thần, tình cảm v.v... của chúng ta, tất cả phàm có liên quan đến sự sinh tồn làm người của chúng ta đều là một quá trình tuần tự tiệm tiến, thực hiện dần từng bước.
Sinh mệnh là một quá trình. Chúng ta không thể vượt qua quá trình chạy thẳng đến kết quả.
Chúng ta rốt cuộc trở thành một người ra sao, trước tiên quyết định bởi việc tự rèn luyện của chúng ta trong quá trình này; thứ hai là quyết định bởi ảnh hưởng của các yếu tố thật giả, thiện ác và tốt xấu của bên ngoài trong quá trình này đối với chúng ta.
Mặc dù có thể chia ra hai lớp trong và ngoài như thế, nhưng thật ra xét đến cùng vẫn là ở bản thân chúng ta. Ðối với các yếu tố thật giả, thiện ác, tốt xấu của bên ngoài phân biệt ra sao, đối xử như thế nào, cuối cùng do chính chúng ta quyết định.
Trong đó, đối xử với việc phê bình chỉ trích của người khác ra sao, cũng lại là một vấn đề phân biệt và đối xử với các yếu tố thật giả, thiện ác và tốt xấu của bên ngoài ra sao.
Người bình thường chúng ta đều thường thích nghe lời tốt đẹp, nghe lời biểu dương, nghe lời nịnh, nghe lời tôn trọng, nghe lời tâng bốc, nghe lời đề cao. Nghe những lời này, bất kể là nghe được trước mặt hay là nghe được ở sau lưng, bất kể những lời này là thật hay giả, bất kể người nói những lời này là thành tâm thành ý hay là giả ơn giả nghĩa hoặc ác ý, đều thích nghe. Cũng bất kể anh ta là người phát ra trực tiếp hay người truyền lại những lời này, bạn đều thích anh ta, luôn cảm thấy thuận tai, trong lòng nhẹ nhõm, ngọt ngào.
Ngược lại, người thường luôn không thích nghe những lời phê bình chỉ trích, ghét nghe những lời làm cho mình không vừa lòng, ghét nghe những lời chỉ ra những sai lầm thiếu sót của mình. Bất kể những lời này là nghe được trước mặt hay là nghe được ở sau lưng, bất kể những lời này là thật hay giả, bất kể những người nói những lời này là thành tâm thành ý hay là chủ ý hãm hại, đều ghét bỏ, đều không muốn nghe thấy. Nếu anh ta là người trực tiếp nói ra những lời này, bạn có thể ghét anh ta, hận anh ta, thậm chí có thể căm ghét anh ta một đời. Nếu như anh ta là người truyền lại những lời này, bạn cũng có thể ghét anh ta, hận anh ta, cho rằng anh ta là người tán thành những lời này. Nghe đến những lời này luôn cảm thấy trái tai, trong lòng không vui và buồn phiền.
Lại không biết đây chính là một sai lầm người thường phạm phải, là một loại tâm lý yếu đuối hoặc không có sáng suốt tự biết mình hoặc là một sai lầm do theo đuổi hư vinh dẫn đến.
Nhược điểm của tính người quá nhiều. Sai lầm đời người thường mắc phải cũng không ít.
Bạn tưởng là hễ cứ là những lời nói tốt đẹp về bạn đều có thể có tác dụng tuyên dương và mở rộng ảnh hưởng tốt đẹp của bạn. Trên thực tế, kẻ ác không nói điều thiện, người thiện không nói điều ác. Bạn đừng nên quá tin tưởng giá trị của những lời nói đó, cũng đừng nên tưởng là hễ người nói điều tốt cho bạn đều là người thích bạn, tin tưởng bạn, sùng bái bạn. Những người lõi đời, cũng có khối người.
Tuân Tử nói: "Người a dua nịnh hót tôi, là kẻ thù có ý định muốn
hại tôi".
Trương Hiếu Tường, người đời Tống trong sách ?Thủ hữu minh? có nói: Người thuận theo lời tôi nói là người hại tôi. Người dùng cách làm không chính đáng để lấy cảm tình thì quỷ thần dưới âm ty cũng sẽ trừng phạt anh ta.
Còn đối với tất cả những lời phê bình chỉ trích bạn chỉ cần anh ta không phải có hàm ý hãm hại, khinh miệt ác độc, bạn có thể trước hết nên thâu tóm tất cả. Bạn không phải so đo tính toán những lời phê bình chỉ trích này có phiến diện hay không, có chuẩn xác không, cũng không cần so đo tính toán người phê bình chỉ trích bạn dùng phương thức gì: trực tiếp hay gián tiếp, cứng rắn hay mềm dẻo, cá biệt hay đại chúng; cũng không cần phải so đo tính toán anh ta là bậc cha anh, phải vai cùng lứa hay bọn đàn em đàn cháu, tuổi tác so với bạn nhiều hơn hay ít hơn, bạn đều không phải để ý đến.
Bạn chỉ cần giữ một điều: phàm những lời phê bình chỉ trích bạn đều có giá trị chân chính đối với cuộc đời của bạn. Bạn không thể bỏ qua nó, cũng không thể vứt bỏ nó.
Nếu như bạn còn đang trẻ, những lời phê bình chỉ trích bạn càng có giá trị quan trọng hơn. Sự trưởng thành sinh mệnh của bạn, sự chín chắn cá tính của bạn, không thể tránh quá trình tiếp nhận phê bình chỉ trích mà đời người không thể vượt qua này.
Bạn chỉ có không ngừng tiếp nhận sự phê bình chỉ trích của người khác, mới có thể làm cho mình sáng mắt, không bị bưng bít.
Bạn đừng nên để ý đến những lời ấy, nghe không xuôi tai, nhận thì ngượng nghịu. Mọi người đều biết: trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành (lời nói thẳng nghe không xuôi tai, nhưng có lợi cho công việc) và thuốc đắng dã tật.
?Tuân Tử. Tu Thân? nói: Phàm là người phê bình sai sót của tôi một cách thích hợp, đều là bậc thầy của tôi".
Phục tùng điều hay lẽ phải, vui vẻ tiếp nhận sự phê bình vừa là đạo đức cao thượng rộng rãi thoáng đãng, dũng cảm sửa chữa sai lầm của chúng ta, cũng là trí tuệ đối nhân xử thế của chúng ta.
Người thiếu trí tuệ thì không nghe khuyên can che giấu khuyết điểm, giấu lỗi sợ phê bình. Như vậy ai còn muốn phê bình chỉ trích anh ta nữa? Ai còn quan tâm đến sai sót của anh ta nữa? Chặn đứng đường phê bình, xem ra như bưng bít người khác nhưng kỳ thực là bưng bít mình. Vị hôn quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Chu Lệ Vương sai Vệ Vu theo dõi những người phê bình chỉ trích ông ta, bắt được thì chặt đầu. Người trong nước không dám nói điều gì, chỉ đành quắc mắt nhìn nhau. Ông ta tự cho là đắc ý, tưởng là đã quét sạch mọi lời ta thán của người mà không biết là như bịt dòng nước, một khi bị vỡ thì người chết càng nhiều. Bưng bít dư luận của người ta, thời gian càng lâu thì tai nạn hủy diệt sẽ có thể ập tới. Về sau, người trong nước nổi lên chống lại bắt Chu Lệ Vương đầy đến đất Trệ (1) để cho ông ta chết ở đó.
Trong lịch sử, thường những bậc quân vương dũng cảm nhận sự can gián, có thể lắng nghe ý kiến phê bình của kẻ bày tôi, phần nhiều chính trị tương đối trong sáng, mà chính tích hiển hách. Lý Thế Dân là một trong những người ấy. Ông đã từng khuyến khích bày tôi hấp thu những bài học diệt vong của các triều đại trước, trực tiếp can gián đối với ông, ông nói:
?Người ta muốn tự nhìn thấy hình dáng của mình, cần phải nhờ gương sáng, vua muốn biết sai sót của mình cần phải trông mong ở những kẻ trung thần. Nếu như ông vua ấy từ chối việc can gián của bày tôi hiền, thì bầy tôi sẽ a dua thuận theo ý chỉ, vua đành mất nước. còn bày tôi há có thể bảo toàn! Ví như bọn Ngu Thế Cơ xiểm nịnh Dạng đế để bảo toàn phú quý, Dạng đế đã bị giết, bọn Thế Cơ cũng bị chém. Các khanh nên lấy đó làm răn, việc có được mất, chớ nên tiếc nói hết lời?.
Do Lý Thế Dân dũng cảm nhận can gián, nên trong cả một khoảng thời gian rất dài có thể giữ được đầu óc tỉnh táo, trong thời gian tại ngôi đã giành được thành công trị vì đất nước rất lớn.
Mỗi chúng ta nếu hoan nghênh sự phê bình của người khác thì người khác vui lòng hướng dẫn bạn, chỉ ra chỗ đúng sai cho bạn, chỉ có lợi nhiều mà không có chút hại gì đối với bạn.
Nếu bạn còn đang trẻ, hãy dũng cảm tiếp nhận phê bình chỉ trích, có thể bù đắp lại những khiếm khuyết của bạn như: tiếp xúc với đời còn nông cạn, kinh nghiệm không đủ, thích xốc nổi bộp chộp, ít suy nghĩ sâu xa.
Nếu bạn đã đến tuổi trung niên, dũng cảm nhận sự phê bình, chỉ trích có thể tưới thêm vào một giọt nước mát trong lành vào thời bạn đang được gió xuân đắc ý, thời cực thịnh của ngọn lửa đang vượng. Nếu như bạn quá nóng hãy để cho bạn lạnh bớt đi một chút; nếu bạn quá lạnh hãy để cho bạn nóng lên một chút.
Nếu bạn tuổi đã xế thu, vẫn có thể dùng cảm tiếp nhận phê bình, để làm cho bạn giảm bớt một số nhược điểm tự cho mình là đúng, tiếp xúc nhiều không khí mới mẻ trong lành, từ đó mà có thể làm trẻ hơn được một chút.





- MỤC KHÁC
giới tính l Phần mềm l Xem bói l girl xinh vn l Game Hot l girl xinh l GIẢI TRÍ l Trà sữa l mẹo vặt l thủ thuật l sms l Cẩm nang l nhạc chuông l Đọc Truyện
Hosting By Xtgem.com
U-ON bonba9x