Lamborghini Huracán LP 610-4 t
blogqn.wap.sh - Trang tải game, phần mềm ứng dụng và giải trí miễn phí!
BonBa9x.Wap.Sh
Thế Giới Giải Trí Cho Mobile
Cho Bạn Và Cho Tôi
Truyện thuật sống

43- Khoảnh khắc cố chấp với thiên kiến
* Sự vật phát triển đến điểm đỉnh, sẽ chuyển về hướng ngược lại. Khuynh hướng ngoan cố cố chấp cực đoan, phát triển đến mức độ chỉ có tôi là đúng, chỉ có tôi là độc tôn, dẫn đến không nghe nổi những lời nghịch nhĩ, ngoan cố cố chấp vào một thiên kiến của mình, sẽ trở nên một tính cách tồi tệ, là trở ngại lớn nhất của đời người giành được thành công.
Ngược với tính cách do dự không quyết đoán là ngoan cố và cố chấp. Nếu như chỉ dừng lại ở chỗ không do dự lưỡng lự hoặc hơi ngoan cố cố chấp thì là một cá tính tốt. Người ta vốn nên có chủ kiến của mình, hơn nữa nên tín nhiệm mình. Trong lịch sử có nhiều anh hùng hào kiệt đều có khuynh hướng? ngoan cố cố chấp. Tư Mã Thiên là một nhà sử học như thế, Napoleon là một thống soái như thế.
Sự vật phát triển đến điểm đỉnh, sẽ chuyển về hướng ngược lại. Khuynh hướng ngoan cố cố chấp cực đoan, phát triển đến mức độ chỉ có tôi là đúng, chỉ có tôi là độc tôn, dẫn đến không nghe nổi những lời ?nghịch nhĩ? ngoan cố cố chấp vào một thiên kiến của mình, sẽ trở nên một tính cách tồi tệ, là trở ngại lớn nhất của đời người giành được thành công.
Người cố chấp với thiên kiến thường hay nảy sinh cái gọi là tranh cãi với người khác, bất kể việc lớn việc nhỏ, bất kể anh ta đối với việc này có nắm được thật chắc chắn hay không, anh ta đều nhất định bắt người khác tin anh ta, anh ta nhất định phải đấu tranh đến cùng với người khác. Người ta coi những người như thế là quái dị.
Kết quả là anh ta hoặc bị người ta chê cười, người ta không thèm tranh chấp với anh ta nữa, hoạc vô duyên cớ làm phương hại nhiều người, có lỗi với nhiều người, những người này đều phải tránh xa anh ta.
Người ta đều thích êm ấm, đều thích ánh nắng ấm áp, còn người cố chấp với thiên kiến thường thường đem cho người ta cảm giác lạnh lùng, đem cho người ta cảm giác mưa dầm liên miên. Cho nên nói chung người ta đều không muốn đi lại với anh ta, quan hệ nhân tế của anh đều hỏng hết.
Tầm nhìn của bất cứ ai cũng đều có giới hạn, bất kể bạn là người tài giỏi như thế nào, bất cứ lúc nào bạn đều không thể phán đoán trên thế giới này chỉ có bạn là đúng.
Chúng ta nên nhìn vào chân lý, không nên chỉ giữ ý kiến của mình.

Huxley, người đầu tiên nêu lên vấn đề nguồn gốc loài người, có thể xem là một học giả rất tài giỏi. Thế mà ông ta lúc đầu lại là một người phản đối thuyết tiến hóa nhất, đã từng lên án kịch liệt chứng cứ của Darwin không đủ, kết luận hoang đường. Chờ sách ?Nguồn gốc của loài? của Ðacuyn (Darwin) xuất bản, ông ta đã đọc quyển sách này với lòng hứng thú ghê gớm, từ đó đã triệt để phủ định thiên kiến của mình, đã tôn sùng hết mức đối với Darwin, gọi ông ta là ?người phấn đấu có hiệu quả nhất? trên thế giới, và hết sức ủng hộ và tuyên truyền học thuyết tiến hóa của Darwin.
Darwin cũng là một người thích nghe những ý kiến phản đối nhất. Ông đồng thời với việc theo đuổi nghiên cứu tiến hóa sinh vật, còn chuyên thu thập dư luận của những người phản đối học thuyết của ông, và chỉ lo lắng bỏ sót một người phản đối. Luôn luôn đem những dư luận phản đối phân tích, quy nạp, chỉnh lý dùng để đối chiếu với nghiên cứu của mình, chứng thực hoặc sửa chữa, hoàn thiện thành quả nghiên cứu.
Nhà học giả nổi tiếng thế giới lừng lẫy mà còn như thế, huống hồ chúng ta chỉ là đông đảo chúng sinh!
Bất cứ người nào, trong thời gian và không gian vô hạn, mỗi người đều chỉ là một hạt bụi nhỏ bé biết bao nhiêu. Phàm là người cố chấp với thiên kiến, người tự đại ngông cuồng đều là những kẻ không tự biết mình.
Ðương nhiên, có thể hoàn toàn chuẩn xác tự đánh giá, thật sự có sáng suốt tự biết mình, đối với bất cứ ai đều là vô cùng khó. Chính vì lẽ đó, ?nhận rõ bản thân bạn? mới trở thành chủ đề nhân sinh vĩnh hằng.
Cái chúng ta gọi là có sáng suốt tự hiểu mình, cái gọi là không cố chấp với thiên kiến, chỉ là ở một tầng thứ vô cùng nông cạn, dùng quy tắc và cách nhìn hiện thực, yêu cầu mình đối với mình có một phán đoán đại thể hợp lý (hợp lý không chắc đều là chuẩn xác), không nên ôm ý kiến của riêng mình đi đến khắp nơi áp dụng một cách máy móc vào thế giới và cuộc đời.
Thế giới mênh mông muôn màu muôn sắc, trăm hồng ngàn tía, chốc lát đã qua, biến ảo vô cùng, sức lực của riêng mình, trí tuệ của riêng mình làm sao có thể đi đến cùng tận nó được?
Cho nên, phát sinh thiên kiến thật ra cũng không sao cả, mỗi người đều có thiên kiến của mình, vị trí của tim người còn không nằm tại chính giữa thân thể. Tiên Trung Thư thậm chí nói: ?Người ta sinh ra ở? đời, lời nói và hành động đều mong cầu hợp lý, không cần thiết lắm?. Vấn đề là ở chỗ dùng thiên kiến khái quát toàn bộ, cố chấp ý kiến của mình, đấy mới là tính cách đáng buồn rầu.
Khiếm khuyết của tính cách này đầu tiên bắt nguồn từ vòng của cuộc sống quá chật hẹp, những sự việc được tiếp xúc quá hữu hạn. ếch ngồi đáy giếng không thể hiểu nổi. Trời cao so với miệng giếng rộng lớn vô số lần. Bạn có thể trong phạm vi một vòng nhỏ hẹp nào đó xứng đáng là một người có trí tuệ, là một người thông minh. Ðối với cái vòng nhỏ bé này bạn hiểu rõ như lòng bàn tay, có thể nói có đầu có đũa, ba hoa chích chòe được, một khi dời khỏi cái vòng nhỏ này, bạn vốn đã bất lực rồi, lại vẫn cứ cho là mình có trí tuệ, tưởng là thế giới bên ngoài đều vẫn giống hoàn toàn không có gì khác với cái vòng cỏn con mà bạn đang ở ẩn trong đó, không muốn thừa nhận cái không biết của mình, không muốn thay đổi nhận thức và kiến giải vốn có của mình. Ðó thật là bất hạnh.
Ðể bù lại khiếm khuyết này, ngoài việc trước tiên phải thừa nhận trong cái vòng sinh hoạt của mỗi người tất nhiên đều rất có hạn, không thể ở chỗ nào cũng tỏ ra mình là người biết hết, không thể khắp mọi nơi chỗ nào mình cũng đúng, còn cần phải có ý thức thả mình đi ra khỏi mảnh trời đất bé nhỏ của mình, tiếp xúc nhiều, tìm hiểu nhiều đối với thế giới bên ngoài. Tiếp xúc càng nhiều, tìm hiểu càng nhiều, mới biết mình tiếp xúc còn quá ít, tìm hiểu còn quá ít.
Câu danh ngôn của Socrates: Tôi biết mình không biết.
Cũng giống như Socrates đã biết mình không biết, thì không thể cố chấp với thiên kiến nữa.

Thứ hai là mô thức tư duy của ràng buộc thủ cựu cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến cố chấp với thiên kiến. Bạn trước đây có thể là một người tinh thông văn hóa, một nhân vật tài giỏi vang lừng, phong lưu một thuở, hiển hách một thời. Nhưng thời gian và không gian phút chốc thay đổi khôn lường, thế giới và nhân sinh ngày nay đã hoàn toàn đổi mới so với những năm tháng đó, bạn lại vẫn muốn mang phong thái của năm xưa xuất hiện trên vũ đài hôm nay, vẫn với con mắt nhìn của năm xưa để nhìn cuộc đời của ngày nay, không thừa nhận mình đã lỗi? thời, không có cách nào dẫn dắt văn chương được nữa. Do đó, người ta chỉ có thể đem những lời chê bai như cố chấp, cổ hủ, cứng nhắc đặt lên đầu bạn.
Già nua, tiết tấu tự nhiên của cuộc đời, bạn không có cách gì chống lại nổi. Ðã già rồi, thì nên đem thế giới này giao lại cho lớp trẻ!
Nếu như bạn không chịu già, trong lòng không cam chịu, thử xem già như trai tráng triển khai lại trí lớn. Bạn chỉ có vứt bỏ mình của quá khứ, phá bỏ mô thức tư duy vốn có thay bằng con mắt nhìn hiện đại, vũ trang lại tư tưởng của mình, cùng hòa chung với lớp trẻ. Bạn thường xuyên sống giữa những người trẻ trung, cũng có thể làm cho bạn dần dần khắc phục được những thiên kiến vốn có.

44- Khoảnh khắc cần phải phục tùng trái với lương tâm

* Con người sinh ra giữa trời đất, việc gì phải khom lưng uốn gối chịu sự quản chế của người khác? Việc gì phải mình tự xin lỗi mình để làm người trái với lương tâm?
* Chính trực mà dường như khuất phục.

Ðời người thường thường sẽ gặp phải nhiều sự việc không như ý nguyện của mình. Sự sắp xếp, chỉ thị hoặc mệnh lệnh của cấp trên không hợp với xu hướng của bạn, không phù hợp với kiến nghị, kiến giải hoặc phương án kế hoạch của bạn, thậm chí còn trái ngược với nhau. Phục tùng ư? Thực tế cảm thấy trái với lương tâm mình, thực tế không tình nguyện, không cam lòng; từ chối ư? Bạn có thể gặp phải hàng loạt phiền phức, đôi khi thậm chí chỉ có từ chức, dời khỏi đơn vị này mới có thể thật sự từ chối được.
Giữa việc phục tùng trái với lương tâm với từ chối không làm, tất nhiên phải có một kẽ hở, bạn có thể từ kẽ hở này đi theo một con đường kiêm cả hai phía, việc đó sẽ cần bạn mở mang trí tuệ, dùng một số kỹ xảo điều khiển thích hợp.
Bất cứ sự việc gì trên thế gian cũng đều có hai mặt trái phải, hai đầu trái phải, ở giữa tất nhiên tồn tại một khoảng cách; giữa hai cực tất nhiên tồn tại con đường trung gian, tức con đường không thiên về bên nào, cũng không lệch về phía nào. Cho dù ở bản thân mỗi cực cũng chắc chắn có thể phân ra làm mấy phương diện, bạn lại có thể nhận biết nó từ các phương diện khác nhau, từ đó đưa ra sự lựa chọn "hợp lý". Ðó là cái gọi là "con đường cao minh nhất là trung dung".
Cá tính khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, đương nhiên có thể đưa vào hướng chọn khác nhau đối với sự việc. Chỉ cần hướng chọn này làm cho mình vừa ý, tự cảm thấy tốt đẹp, không tổn hại đến người khác, mà còn không dẫn đến tạo nên sự hối hận của mình về sau, đó chính là cách chọn lựa hợp lý.

Bạn có thể không muốn lách theo kẽ hở, không muốn theo đuổi không thiên về bên nào, không dựa vào phía nào, bạn tôn sùng phẩm cách kiên cường,? ngẩng cao đầu để nhìn cái đẹp của nhân cách, bất kể bạn rơi vào hoàn cảnh tồi tệ đến đâu, bất kể bạn đối mặt với sức ép to lớn bao nhiêu, đều không thể làm cho bạn cúi đầu, bạn vẫn cứng đầu cứng cổ vô cùng. ý chí của bạn cứng hơn sắt, bền hơn thép, bất cứ người nào đều không thể làm cho bạn khuất phục, đều không thể làm cho bạn làm một việc trái với lương tâm.
Như vậy, đứng trước cấp trên cần bạn phải phục tùng trái với lương tâm bạn, đương nhiên bạn không thể chịu lép ông ta, từ chối ông ta, tranh cãi với ông ta, đốp chát với ông ta một trận cũng chẳng sao.
Thường xuyên như thế, cấp trên có thể túm chặt đầu bạn, thì hoàn cảnh của bạn có thể sẽ ngày càng tồi tệ, thậm chí đi đứng khó khăn, khắp nơi húc đầu vào tường. Bạn có thể cảm thấy chẳng sao cả. Con người sinh ra giữa trời đất, đầu đội trời chân đạp đất, tôi làm theo ý tôi, làm sao làm khó dễ cho tôi được? Việc gì phải khom lưng uốn gối chịu sự quản chế của người khác? Việc gì phải mình xin lỗi mình để làm người trái với lương tâm? Hợp thì ở lại, không hợp thì đi.
Nếu như thực tiễn chứng tỏ chủ kiến của bạn, ý nguyện của bạn là chính nghĩa, là đúng đắn, bạn sẽ càng thêm tự hào, hơn nữa cuối cùng bạn được người ta hiểu, được thời gian hiểu. Một khi thay đổi hoàn cảnh công tác, bạn sẽ có thể bước vào con đường bằng phẳng thuận lợi.
Bạn đã thực hiện được cái đẹp của tính cương cường, giữ được nhân cách tự do - "Tự do của con người thật ra không chỉ ở chỗ làm những việc anh ta muốn làm, mà còn ở chỗ mãi mãi không làm những việc anh ta không muốn làm", đã có vĩ nhân nói như vậy.
Bạn có thể coi thường phẩm cách cương cường mà tôn sùng tính nhẫn nại yếu đuối. Bạn thừa nhận đồng ý lời dạy xưa ?kẻ cứng rắn là chết, kẻ nhu nhược là sống? để nhìn thẳng vào quy luật tự nhiên ?Thiên hạ không có gì mềm yếu hơn nước, thế mà công kích vào cái cứng rắn không có gì không thể thắng?, theo đuổi trí tuệ chính trực mà dường như khuất phục, tinh nhanh mà dường như vụng về, hùng biện giỏi mà dường như chẳng nói nên lời.

Ðây hẳn là một loại nhân sinh cao siêu, là một loại nhân sinh thấu suốt và tỉnh ngộ lớn.
Khi cần bạn phục tùng trái với lương tâm, để bảo tồn mình, để tránh những khó xử trước mắt, để giảm bớt những phiền não không cần thiết hoặc tai nạn, bạn gắng hết sức tạm thời phục tùng nó, tiếp nhận nó. Chỉ cần bạn ôm ấp trong lòng vũ khí sắc bén, tâm niệm vốn có của bạn không thay đổi, vẻ nhu nhược bề ngoài của bạn chắc chắn ẩn chứa kín đáo vẻ cứng rắn bên trong, cái nhỏ bé yếu đuối tạm thời của bạn chắc chắn tiềm ẩn cái lớn mạnh của tương lai. Bạn hoàn toàn có thể tạm thời chịu đựng, tạm thời phục tùng để chờ đợi thời cơ. Một khi thời cơ chín muồi bạn sẽ có thể triển khai mạnh mẽ kế hoạch lớn, thực hiện ý nguyện và theo đuổi của mình. Ðây thật ra không phải là lật lọng không giữ chữ tín.
Khổng Tử đi chu du các nước, khốn cùng chán nản. Khi đi qua ấp Bồ của nước Vệ, vừa gặp ngay ông họ Thúc tụ tập dân chúng ở ấp Bồ gây rối. Có mấy người gây rối ở đất Bồ túm lấy Khổng Tử và nói với ông:
"Ông phải đáp ứng chúng tôi không đi đến thành đô nước Vệ, không đem chuyện ở đây truyền đến đó, chúng tôi mới thả ông đi ra khỏi thành. Nếu không, ông sẽ đành phải nán lại đây thôi".

Khổng Tử vì để không bị giữ lại ở trong thành vừa không có việc gì làm vừa không làm nên việc gì, thế là đã đính ước với người Bồ không đi đến thành đô nước Vệ một cách trái với lương tâm.
Sau khi đính ước, nhưng Khổng Tử vừa ra khỏi cổng thành lại xem nó như một tờ giấy bỏ đi, không chút chần chừ đã thúc xe chạy về hướng thành đô nước Vệ.
Tử Cống không thể hiểu nổi đối với việc xé bỏ tờ ước và không giữ chữ tín như thế của Thầy, Khổng Tử liền khuyên các đệ tử:
Chúng ta tại sao phải giữ chữ tín với những kẻ không có nhân nghĩa, không có đầu óc sáng suốt?
Chúng ta tại sao phải phục tùng giữ chữ tín một cách trái lương tâm? Ðến quỷ thần đều không thể nghe được những điều này. Cả tin không tin - người giữ chữ tín nhất cũng không câu nệ với lời ước vì bị ức hiếp mà phải ký trái với lương tâm. Người có trí tuệ lớn, lấy điều nhân ái làm bản tâm (chủ định), lấy thiên hạ làm trách nhiệm của mình, quyết không thể bị kẻ tiểu nhân làm lúng túng khó xử.
Hai cách chọn lựa cứng rắn và nhu nhược nói trên có lẽ đều không phải là quyết sách tốt nhất của đời người. Khoảnh khắc cần phải phục tùng trái với lương tâm, quyết sách lý tưởng nhất có thể là từ trái với lương tâm đi tới thuận lương tâm.
Hoặc là dùng sự thuyết phục đặc biệt của bạn làm chuyển đổi bản lĩnh của người khác, để thuyết phục cấp trên của bạn. Lấy lý để làm cho ông ta hiểu, lấy tình để làm cảm động ông ta. Lấy lòng trung thành của bạn đối với công ty, đối với đơn vị của mình để trình bày rõ ý kiến của bạn, để cho cấp trên thừa nhận đồng ý thiết kế của bạn, kiến giải của bạn, ý nguyện của bạn; hoặc là tuy không thể hoàn toàn thừa nhận đồng ý, cũng có thể thừa nhận đồng ý một phần; hoặc là tạm thời không thể thừa nhận đồng ý với bạn, lại hiểu sâu sắc bạn hơn. Quan hệ của bạn với cấp trên bắt đầu hòa hợp đạt được cùng nhau tin cậy và khoan dung. Lúc đó, cả hai bên đều không tồn tại tâm lý đối kháng, bạn không có cảm giác phục tùng trái với lương tâm nữa, mọi người đều bình tĩnh hòa nhã, thuận lòng toại ý. Há lại không kỳ diệu sao!
Hoặc là kiến giải của bạn trái ngược với cấp trên, nhưng bạn đã tìm hiểu được nỗi khổ tâm của cấp trên, đã tìm hiểu được quyết sách của cấp trên là xuất phát từ thực tiễn phù hợp với lợi ích trước mắt của công chúng, hoặc đại biểu ý kiến của đại đa số người. Khi bạn đồng thời giữ ý kiến bảo lưu, vẫn xuất phát từ việc duy trì đoàn kết yên ổn của công ty và đơn vị mình mà phục tùng quyết định của cấp trên. Còn trong quá trình phục tùng và chấp hành, có thể bạn uốn nắn lại kiến giải ban đầu của mình, tâm lý phục tùng trái với lương tâm cũng hoàn toàn tiêu biến. Có thể cấp trên của bạn kinh qua thực tiễn một khoảng thời gian, dần dần hiểu ra và thừa nhận kiến giải của bạn, từ đó sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ phương án, thực thi của ông ta, từ đó loại bỏ được vách ngăn cách và đạt được hài hòa thông suốt với bạn.

Khoảnh khắc phải phục tùng trái với lương tâm, xét đến cùng quyết định bởi người thuộc tầng lớp nào, có cảm giác tâm tính ra sao.
- Nếu như bạn là một người thật sự chân chính, một người cao thượng, một người tràn đầy trí tuệ, tự bạn có thể xử lý thỏa đáng, bất kể dùng phương thức như thế nào, vận dụng kỹ xảo điều khiển ra sao, từ một mặt nào đó thể hiện và thừa nhận "trái với lương tâm" và phục tùng, bạn đều có thể xứng đáng với nhân cách của mình, xứng đáng với lương tâm của mình.
- Nếu như bạn là một kẻ nô tì hèn mọn dung tục, bạn sẽ biểu hiện ra vẻ khom lưng uốn gối, ầm à ầm ừ, cúi đầu khom lưng, bảo gì nghe nấy. - Nếu như bạn là một kẻ lỗ mãng thô lỗ ngu đần bạn sẽ không phân phải trái trắng đen, cố chấp thiên kiến (như trước đã nói), đem đá đập vào chân mình.
Ai ai cũng đều mong muốn mình là một người chân chính, một người cao thượng, một người tràn đầy trí tuệ.

45- Khoảnh khắc sinh ra tư tưởng ngại khó khăn


* Ngại khó khăn lại sinh khó khăn, không khó cũng trở thành khó; vượt lên khó khăn sẽ hết khó khăn, mà khó cũng không khó nữa.
Có một người bạn thở ngắn than dài nói với tôi:
"Người ta khó thật, làm người khó thật, khó làm thật". Ðời người đối với anh ta hầu như là hàng lô hàng lốc cái "khó", mà còn mang theo tâm lý sợ sệt nặng nề.
Tôi nói với anh ta: Bạn muốn "làm" một người, đương nhiên sẽ khó. Trước tiên về tâm lý bạn đã nhận hẳn khó làm người, như thế thì càng nói khó lại càng thêm khó. Nếu như bạn vốn là một người dùng tâm tình thư thái để hưởng thụ cuộc đời, thì sẽ không cảm thấy làm người khó. Nếu như bạn sớm chiều nghĩ ngợi đến người yêu ở phía bên kia núi lớn, hẹn bạn tối nay đi gặp mặt thì khi bạn xuyên qua những bụi gai rậm vượt núi sẽ không cảm thấy khó khăn. Chưa biết chừng bạn suốt đường vui vẻ, nhảy nhót, miệng lại còn hát ngân nga khe khẽ. Nếu như muốn đem áp giải bạn đến bên kia núi giam lại thì khi bạn xuyên qua những bụi gai rậm vượt núi, bạn sẽ lê bước nặng nề, đi đường khó khăn, khó hơn lên trời.
Anh ta suy nghĩ, quả thật là như thế.
Khó khăn và dễ dàng rốt cuộc vẫn là tâm lý và cảm giác của người ta, là sự phán đoán và giới hạn ý chí của người ta.
Ngại khó khăn lại sinh khó khăn, dù không khó cũng trở nên khó.
Vượt lên khó khăn, sẽ hết khó khăn, dù có khó cũng trở nên không khó.
Khó khăn và dễ dàng không có một thước đo chuẩn xác, giữa hai cái không có giới hạn. Bạn có thể làm cho bất cứ việc gì đều trở nên khó khăn chồng chất, nếu bạn nhắm mắt lại vẫn luôn nghĩ đến những khó khăn chồng chất đó. Bạn nghĩ ra bao nhiêu khó khăn, trong thực tiễn bạn sẽ gặp phải bấy nhiêu khó khăn. Ngược lại, bạn không thèm đặt khó khăn vào khóe mắt của mình, coi khinh nó, "xem thường" nó, thì nó cũng sẽ tiêu biến không gặp nữa.
Khó khăn cũng giống như một kẻ thù mềm nắn rắn buông, bạn mạnh thì nó yếu, bạn yếu thì nó mạnh. Khi người Mỹ vừa mới khai phá miền Tây, sống cuộc sống biên thùy vô trật tự, có một số người lo toan ở đó sẽ lộn xộn hết sức, do đó sợ nguy hiểm bèn vũ trang súng trường lưỡi lê chuẩn bị tự vệ. Kết quả là những người này thường gặp hung hiểm hoặc gặp phải phiền phức và khó khăn. Còn những người không sợ nguy hiểm không sợ khó khăn, không mang theo vũ khí, chỉ dựa vào chủ định tốt và tháo vát của mình, ngược lại không gặp hung hiểm và khó khăn gì.
Cùng cảnh ngộ như nhau, tiêu hao thể lực và não lực nhiều như nhau, góc độ nhìn nhận của bạn khác nhau sẽ sinh ra sự cảm thụ hoàn toàn khác nhau.
Khi đánh bóng rổ, bạn chạy đến mức mồ hôi đầm đìa, thở hổn hển, không cẩn thận trượt ngã một cái, sầy da chảy máu, bạn vẫn không hề chú ý, tiếp tục đánh, bạn cũng không hề giảm hào hứng, không cảm thấy có khó khăn gì. Nếu như bạn gánh bùn 90 phút một cách không tình nguyện, cho dù không giống như khi đánh bóng, mồ hôi chảy ra đầm đìa như thế, thở hổn hển như thế, nếu như trượt ngã bị sầy da chỗ nào, cho dù rất nhẹ thôi, bạn cũng sẽ cảm thấy đau đớn, cảm thấy khó khăn, chưa biết chừng không còn hứng thú để tiếp tục làm việc nữa.
Tại sao vậy?
Việc trước là một việc vui chơi giải trí, bạn không có tư tưởng ngại khó, cho nên cho dù gặp phiền phức, xuất hiện khó khăn cũng không thể cảm thấy khó khăn. Còn việc sau là một việc lao động kiếm sống, bạn có thể đã có trước cảm giác gánh nặng cuộc sống mệt mỏi nặng nhọc, cho nên trong lao động cho dù khó khăn không lớn cũng xuất hiện tư tưởng ngại khó.
Nếu như hai việc này đổi lại cho nhau, xem gánh đất bùn là một trò chơi giải trí, xem đánh bóng là việc làm kiếm sống thì cảm giác của bạn đối với hai việc sẽ có thể hoàn toàn ngược lại.
Thậm chí làm cùng một việc, tâm trạng của bạn khác nhau, góc độ thể hiện nhận thức khác nhau, cảm giác sinh ra cũng sai khác rất lớn. Cùng là việc xuống bếp làm cơm, bạn xem nó là một việc khổ sai không có cách gì tránh nổi, thì bước chân vào đến bếp sẽ có thể cảm thấy phiền não, hàng ngày đều phải bày biện ra các loại nồi xoong, bát đĩa muôi thìa này bạn sẽ cảm thấy quá nhạt nhẽo, quá khó khăn. Nếu như bạn xem nó là một nghệ thuật, bạn sẽ dày công thiết kế, khéo léo chế biến và hào hứng tự mình thưởng thức sản phẩm nghệ thuật do tay mình nấu nướng ra - món ăn ngon có đủ màu, hương, vị. Không một chút có cảm giác vô vị và cảm giác
khó khăn.
Cho nên, một người liệu sống có được vui vẻ nhẹ nhàng, có cảm giác hưởng thụ cuộc đời không, thật ra không có một tiêu chuẩn khách quan cố định. ở cùng một hoàn cảnh sống như nhau, Trương Tam có thể xem là hưởng thụ, sống vui vẻ, Lý Tứ lại cho là khô khan, nặng nề, sống gian nan, sống đau khổ.
- Chỉ vì Trương Tam đối mặt với cuộc đời lạc quan thấu hiểu, xưa nay không có tư tưởng ngại khó; Lý Tứ thì sợ cuộc sống, nỗi lo canh cánh, mình tạo cho mình khó khăn và đau khổ.
Trên đường đời bạn muốn sống được vui vẻ thoải mái, trước tiên không nên có tư tưởng ngại khó. Không nên giống Tônstôi đem đời người như là ?một công việc nặng nề?, mà nên như Lin Yu Tang cho ?cuộc đời như một bài thơ?, một bài thơ trữ tình tuyệt đẹp.
Sống một đời hợp lý cũng giống như đọc sách một cách đúng đắn. Người đọc được nhiều sách đều nói đến, đọc sách phải là một việc nhã nhặn, một việc vui, chỉ có đọc một cách rất vui vẻ hào hứng mới thật sự gọi là đọc sách, mới đọc được tốt. Còn đối với việc đọc sách có tư tưởng ngại khó, đọc một cách khổ sở, khi đọc sách không có chút hào hứng, mơ màng như buồn ngủ, thậm chí phải dùng dùi đâm vào đùi - đọc sách kiểu lấy dùi đâm vào đùi thì ngu không ai bằng. "Một quyển sách bày ra trước mặt bạn, có lời rất hay của bậc hiền nhân trong ngoài nước nói với bạn, mà vẫn muốn ngủ, thì nên đi ngủ, đâm vào đùi cũng vô ích". Lin Yu Tang đã nói như thế.
Ðời người cũng như vậy. Ðời người nên vui vẻ thoải mái.
Các vĩ nhân, anh hùng hào kiệt, các nhà khoa học lớn, các nhà phát minh lớn trong quá trình thành công sự nghiệp nào đó, phẩm cách cơ bản nhất của họ là độ lượng rộng thoáng đối với cuộc đời và thế giới, không để ý đến khó khăn, cho dù phải xông vào rừng gai rậm cũng không xem là con đường đáng ngại. Một người chỉ có xem sự nghiệp anh ta theo đuổi là sự nghiệp vui vẻ, xem là sự theo đuổi tốt đẹp, luôn luôn giữ tâm trạng lạc quan thông suốt, mới có thể thật sự có thành tựu trong sự nghiệp đó.
Edison khi thí nghiệm máy điện báo tự động dùng giấy, nếu như xem việc đó là đau khổ, không có lòng nhiệt tình vô hạn, ông sẽ không thể qua sau 2.000 lần thất bại vẫn không giảm hào hứng, cho mãi tới lúc thành công.
Nếu như Trần Cảnh Nhuận xem việc trích chọn toán học suy đoán Gedebahe là một đau khổ, ông ta sẽ không thể có nghị lực to lớn như thế, ông ta sẽ nửa chừng vứt bỏ, kết thúc chẳng có kết quả gì.
á Thánh (Mạnh Tử) nói: ?Trời sẽ giáng trọng trách lớn vào người này, phải trước hết khổ tâm trí, lao lực gân cốt, đói khát thể xác, khốn cùng thân thể, nhiễu loạn hành vi, cho nên động lòng nhẫn tính từng có ích với những cái nó không thể có?.
Trên thực tế, nếu một người rơi vào cảnh ngang trái, lại trong lòng mang sự mong đợi sẽ nhận trọng trách lớn và đã nhìn thấy hy vọng anh ta sẽ trở thành nhân vật vĩ đại, thì tất cả những cảm giác "khổ", "lao lực", "đói khát", "nhiễu loạn", "không thể" đều có thể tiêu tan, anh ta sẽ lấy cái đó làm vui, lao vào cảnh nước sôi lửa bỏng khổ đến mấy cũng cam chịu. Vô số người có nhân nghĩa có chí đã phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp tiến bộ và văn minh đều như vậy.
Một người đứng trước danh lợi giơ tay ra quá dài, lao tâm khổ trí tham lam đến không biết chán, đương nhiên cũng có thể sản sinh cảm giác đau khổ, cảm giác khó khăn, tư tưởng ngại khó cũng theo đó sinh ra. Trước danh lợi, bạn nếu siêu thoát đạm bạc một chút, mà trước sau giữ được tính cách tốt đẹp, cao thượng và lấy đó làm cái gốc của sinh mệnh, bạn sẽ có thể vui vẻ thoải mái, mọi khó khăn trong đời người cũng liền không thể tạo thành khó khăn đối với bạn nữa.




- MỤC KHÁC
giới tính l Phần mềm l Xem bói l girl xinh vn l Game Hot l girl xinh l GIẢI TRÍ l Trà sữa l mẹo vặt l thủ thuật l sms l Cẩm nang l nhạc chuông l Đọc Truyện
Hosting By Xtgem.com
U-ON bonba9x